Suốt 2 năm không thể đi tiểu bình thường, cô gái 27 tuổi ngỡ ngàng khi bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lạ

Minh Võ,
Chia sẻ

Huấn luyện viên 27 tuổi này đã mắc phải một hội chứng hiếm thấy, khiến cô không đi tiểu bình thường và luôn trong tình trạng suy kiệt sức khỏe.

Tiểu tiện là một phần trong việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, nó giúp chúng ta thải được các độc tố trong cơ thể ra bên ngoài. Phải nhịn tiểu một lát thôi đã làm nhiều người cảm thấy bứt rứt và khó chịu rồi. Nhưng oái oăm thay, cô gái trẻ người Úc dưới đây đã không thể tiểu tiện được trong 2 năm liền vì một căn bệnh đã làm đảo lộn tất cả công việc và cuộc sống hàng ngày của cô.

Cô gái trẻ đó tên là Zoe Mckenzie, 27 tuổi, là huấn luyện viên bộ môn Pilates tại Sydney. Đang khỏe mạnh thì bỗng một ngày cô cảm thấy rất đau rát khi đi tiểu, lượng nước tiểu trung bình 1 ngày chỉ còn 300ml, trong khi người bình thường phải đạt ngưỡng 800 – 2000ml/ngày. Tình hình đó cứ lặp đi lặp lại mãi không dứt, nó cản trở mọi hoạt động của cô liên tục nhiều ngày.

Suốt 2 năm không thể đi tiểu, cô gái 27 tuổi ngỡ ngàng khi bị chẩn đoán mắc bệnh lạ - Ảnh 1.

Zoe vẫn khỏe mạnh cho tới khi lâm bệnh.

Quá mệt mỏi và đau đớn, cô liền đến bệnh viện để kiểm tra xem mình đang mắc phải căn bệnh gì. Bác sĩ điều trị đã nghi ngờ cô bị viêm bàng quang, bao gồm các triệu chứng như đau rát và tăng nhu cầu đi vệ sinh. Tuy nhiên các xét nghiệm đều cho ra kết quả âm tính.

"Các bác sĩ đều không thể đưa ra chính xác tình trạng bệnh của tôi. Họ chỉ kê vài đơn thuốc và một mực khẳng định là viêm bàng quang" – Zoe tâm sự với tờ Dailymail.

Dù đã uống thuốc nhưng Zoe vẫn không đi tiểu được bình thường, sức khỏe ngày một xấu đi. Thậm chí rất buồn tiểu nhưng không cách gì "xả hết", cứ đau liên tục cả ngày mà không thể làm gì được. Cả ngày của Zoe chỉ quanh quẩn từ giường đến nhà vệ sinh, cơn buồn tiểu cứ réo gọi mãi làm cô cảm thấy buồn nôn.

Suốt 2 năm không thể đi tiểu, cô gái 27 tuổi ngỡ ngàng khi bị chẩn đoán mắc bệnh lạ - Ảnh 2.

Căn bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của cô.

Căn bệnh trở nặng khiến cô phải từ bỏ công việc huấn luyện viên yêu thích, bởi không còn đủ sức đi làm nữa. Sau đó cô cùng bạn trai mình - Dejan Stojadinovic, chuyển nhà và quay trở về quê hương tại Anh để nghỉ ngơi và trị liệu.

"Trong suốt 2 năm liên tục, tôi luôn thấy bụng mình cứ như trực chờ nổ tung vậy, cảm giác rằng mình đã mất tất cả vì căn bệnh đó" – Zoe chia sẻ.

Phải đến khi tìm tới bệnh viện Addenbrookes của Cambridge, cuộc đời cô mới thay đổi. Giai đoạn đầu Zoe đã làm một bài kiểm tra về huyết động học, trong đó đánh giá về các tiêu chí như bàng quang, cơ và niệu đạo giữ và giải phóng nước tiểu của cô. Chính nhờ vậy, các bác sĩ đã phát hiện sự bất thường ở cơ thắt niệu đạo. Dòng nước tiểu từ bàng quang đến niệu đạo bị chặn lại khiến cô gặp khó khăn khi đi tiểu.

Suốt 2 năm không thể đi tiểu, cô gái 27 tuổi ngỡ ngàng khi bị chẩn đoán mắc bệnh lạ - Ảnh 3.

oe vẫn lạc quan khi điều trị bệnh.

Kết luận, họ chẩn đoán cô đã mắc Hội chứng Fowler. Đây là hội chứng làm các cơ co lại, chèn vào cổ bàng quang khiến nước tiểu bị lưu giữ lại và không thoát ra được. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ tuổi từ 20-40 và có thể xảy ra do hậu quả của một ca phẫu thuật, hoặc thậm chí tự phát.

"Tôi chưa từng nghe đến hội chứng Fowler này lần nào. Nhưng cũng nhẹ nhõm hơn bởi mình không phải là trường hợp duy nhất" – Zoe thổ lộ với Dailymail.

Không còn sự lựa chọn nào khác, các bác sĩ phải thông tiểu cho Zoe. Cô được chèn một ống dài thông vào bàng quang, sau đó nước tiểu sẽ chảy ra một túi treo ngoài cơ thể.

Cách này thường áp dụng cho những người bệnh nặng hay hôn mê bất tỉnh, nhưng với Zoe thì đây là một ác mộng. Nó làm cho sinh hoạt hàng ngày bất tiện hơn rất nhiều bởi phải thông tiểu liên tục. May thay, sau 2 tháng thì cô được gắn ống thông tiểu vĩnh viễn.

Suốt 2 năm không thể đi tiểu, cô gái 27 tuổi ngỡ ngàng khi bị chẩn đoán mắc bệnh lạ - Ảnh 4.

Mặc dù không thể sinh hoạt tình dục được nữa nhưng Dejan vẫn luôn ở bên động viên và yêu thương. Anh ấy đã hỗ trợ rất nhiều để tôi vượt qua giai đoạn ấy.

Hiện tại Zoe đang là chủ của một trang web mang tên Actively Autoimmune, mục đích tuyên truyền lợi ích của tập thể dục đến người khuyết tật. Cô đang dần khỏe lên, từng bước một quay trở lại cuộc sống ban đầu.

Nguồn: Dailymail

Chia sẻ