8 con đường dẫn tới bệnh tim mạch mà bạn cần biết

Thu Hà,
Chia sẻ

Tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng lên mà các nguyên nhân chủ yếu đều đến từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bạn có tin không?

Dưới đây là những thói quen đe dọa sức khỏe tim mạch của bạn.

1. Lái xe trong thành phố

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Hasselt (Bỉ) phát hiện, bất kể lái xe, đi xe đạp hay đi bộ đi làm chỉ cần đi qua những nơi có mật độ giao thông cao đều làm tăng nguy cơ đau tim, nguyên nhân chính là do ô nhiễm không khí. Trong đó, người đi xe đạp có nguy cơ cao nhất, bởi vì những người này hít khí thải nhiều nhất, bị “ô nhiễm” nghiêm trọng nhất. Đồng thời họ còn phải mất nhiều sức để đạp xe, dễ dẫn tới cung cấp máu không đủ. Hai lý do này đều là nguyên nhân chính gây ra một cơn đau tim. Ngoài ra, tắc nghẽn giao thông cũng dễ gây căng thẳng, lo âu, dẫn tới huyết áp tăng.

Do đó, không khuyến khích những người có bệnh tim mạch đạp xe vào giờ cao điểm. Mặc dù đạp xe là một kiểu vận động tốt, nhưng đạp xe ở những tuyến phố ô nhiễm nghiêm trọng, lợi bất cập hại. Người gia, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, tốt nhất tránh lưu hành vào giờ cao điểm.

8 con đường dẫn tới bệnh tim mạch mà bạn cần biết 1
Ảnh minh họa

2. Cố sức rặn khi đi cầu

Táo bón, cố sức rặn khi đi cầu còn có thể gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim do cố sức rặn đi cầu quá mức.

Người gia, những người có thói quen ngồi lâu khi đi cầu, những người huyết áp cao và những người có tiền sử bệnh tim nên ăn nhiều hoa quả, những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón.

3. Trầm cảm

Tâm trạng xấu là kẻ thù của trái tim và trầm cảm là một trong số đó. Bởi vì trầm cảm thường đi kèm với lo âu, chất lượng ngủ buổi tối sẽ rất kém và tim không được nghỉ ngơi, khiến huyết áp tăng vọt, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Lời khuyên cho bạn là hãy san sẻ bớt khó khăn với người thân, bạn bè, tránh tức giận và kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

4. Nghiện tình dục

Sinh hoạt tình dục vừa phải, dễ chịu sẽ giúp tâm trạng thoải mái, nhưng tình dục buông thải sẽ dẫn tới suy tim. Khi quá hưng phấn, quan hệ tình dục quá nhiều sẽ khiến tim mạch sẽ đột ngột co thắt, gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim, dẫn tới bệnh tim. Đối với những người đã mắc bệnh tim, sau khi đã qua giai đoạn phục hồi cấp tính cũng có thể quan hệ tình dục, nhưng tránh hưng phấn quá đô. Còn với những người bệnh tim mạch vành tốt nhất không dùng viagra.

5. Uống quá nhiều rượu hay cà phê

Nhiều nghiên cứu cho rằng, uống rượu và cà phê vừa đủ có thể sản sinh ra chất chống oxy hóa, bảo vệ tim, nhưng uống quá nhiều lại lợi bất cập hại. Bởi vì rượu và cà phê có thể khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, đau tim. Nếu là những người thường xuyên uống rượu, sẽ phá hủy cơ tim, lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.

Vì vậy, cho dù uống cà phê hoặc rượu đều phải điều độ, những người có bệnh tim hạn chế uống rượu và cà phê, để tránh gây hại cho tim. Ngoài ra, nếu người nghiện rượu có thể cai hẳn rượu, chức năng tim của họ có thể được cải thiện đáng kể.

8 con đường dẫn tới bệnh tim mạch mà bạn cần biết 2
Ảnh minh họa

6. Nghiện ma túy

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của những người nghiện ma túy cao gấp 23 lần so với người bình thường.

Ma túy sẽ làm co các mạch vành, gia tăng kết dính tiểu cầu nên dễ dàng hình thành cục máu đông trong mạch vành. Ma túy cũng làm tăng nhu cầu sử dụng ôxy trong khi cung cấp ôxy chỉ ở mức hạn chế, đồng thời giảm sản xuất chất gây giãn mạch. Vì vậy, những người sử dụng ma túy có xơ vữa động mạch vành rất dễ nhồi máu cơ tim.

7. Ăn quá ngọt, quá mặn

Ăn nhiều muối không chỉ có thể làm tăng huyết áp, mà còn khiến nồng độ cholesterol trong huyết tương tăng cao, thúc đẩy xơ vữa động mạch. Theo một nghiên cứu của Mỹ, những đứa trẻ uống quá nhiều nước ngọt hoặc yêu thích đồ ngọt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau tuổi trưởng thành tăng cao đáng kể.

8. Ngồi lâu không vận động

Ngồi quá lâu không vận động sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất béo, giảm hoạt động của men, khiến hàm lượng chất béo trong máu và glycerin trilaurate (trilaurin) trong máu tăng cao, tăng độ nhớt máu, máu chảy chậm, dễ hình thành các huyết khối, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.



Cùng tham khảo thêm một vài thực phẩm giải độc hiệu quả cho cơ thể
8 con đường dẫn tới bệnh tim mạch mà bạn cần biết 3

Chia sẻ