Bệnh loét dạ dày và những quan niệm sai lầm

Theo ALBS,
Chia sẻ

Càng nhiều thương tổn ở niêm mạc dạ dày thì vi khuẩn càng dễ hoành hành.

1. Có thể lây bệnh loét dạ dày?  

Cách đây vài năm, các nhà khoa học Australia là Marchall và Warren đã nhận được giải thưởng Nobel về việc tìm ra vi khuẩn helicobacter. 
 
Pilory được coi là “nguyên nhân chính gây loét dạ dày”. Thế là nảy sinh quan niệm sai lầm rằng bệnh loét hay lây cũng như những bệnh “bàn tay bẩn” - bệnh kiết lỵ.

Theo các số liệu của các chuyên gia Học viện Y học mang tên Sechenov, Nga, hehicobater sống trong niêm mạc dạ dày chừng 70% người Nga, nhưng không phải ai cũng bị bệnh loét dạ dày. Vấn đề không phải là sự tồn tại của hehicobacter mà là việc chúng ta tạo ra những điều kiện để chúng sinh sôi nảy nở. Càng nhiều thương tổn ở niêm mạc dạ dày thì vi khuẩn càng dễ hoành hành.

Bệnh loét dạ dày và những quan niệm sai lầm
Nội soi dạ dày.
 
Dưới đây là những nhân tố gây nguy cơ mắc bệnh: 
 
- Stress: Cứ 2 người thì có 1 người bị bệnh loét dạ dày do nguyên nhân thần kinh. 
 
- Hút thuốc: Bản thân nicotin cũng đã phá huỷ niêm mạc rồi vì thế thuốc lá là bạn đồng hành của helicobacter. 
 
- Nghiện rượu: Rượu bào mòn niêm mạc dạ dày, làm giảm sức bảo vệ chung của cơ thể, kiềm chế phản ứng của những thụ quan thần kinh. 
 
- Dinh dưỡng không hợp lý: Những món cay, mặn, một số chất bảo quản cũng làm giảm trạng thái niêm mạc. 
 
- Việc dùng một số thuốc trong đó có thuốc chống đông máu cũng gây hại cho dạ dày. Bản thân loại aspirin khi đi vào dạ dày cũng phá huỷ niêm mạc, vì vậy chỉ nên uống loại thuốc này sau khi ăn no. 
 
2. Sô đa làm dịu cơn đau? 
 
Khi thừa axit thì có thể giảm cơn đau bằng cách uống sữa hay chút sô đa, cũng giống như trường hợp đau tim dùng nitrogliserin. Nhưng chỉ dịu cơn đau (do axit clohiđric bị pha loãng trong dạ dày), vì đây không phải là cách chữa bệnh. Nếu dùng liên tục sẽ dẫn tới nguy cơ bị táo bón. Hơn nữa, việc thường xuyên dùng hiđroxit và nhôm gây nhiều phốt pho trong cơ thể. Vì thế hãy ăn cá hoặc hải sản. 
 
3. Tại bệnh viện các bác sĩ bắt “nuốt ống cao su”, lẽ ra chỉ thử máu là đủ? 
 
Thử máu không thể cung cấp đầy đủ thông tin về loét dạ dày, thử máu cốt để phát hiện vi khuẩn. Để chẩn đoán bệnh dạ dày, cần phải tiến hành nội soi. Nội soi cho phép không chỉ khẳng định chẩn đoán, mà nó còn xác định vị trí loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để sinh thiết.

Thủ thuật nội soi sẽ là ống nội soi - camera video hiện đại rất nhỏ được đưa vào vị trí gây tê cục bộ. Toàn bộ thủ tục chỉ tốn vài phút. 
 
4. Sớm hay muộn sẽ phải cắt bỏ? 
 
Hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng, cắt hay vá dạ dày đều vô ích vì bằng cách này không thể "thủ tiêu hết" helicobacter, vi khuẩn dễ dàng tìm được nơi cư trú mới. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Khi bệnh đã trầm trọng, xuất huyết và nguy cơ thủng thì phẫu thuật là phương pháp duy nhất để cứu mạng sống. 
 
Nói chung khi chữa bệnh loét dạ dày hiện nay người ta áp dụng loại thuốc tổng hợp có kết quả kiềm chế việc tiết ra axit dạ dày và thuốc diệt khuẩn (nếu tìm thấy helicobacter thì phải diệt). 
 
Nếu tuân thủ mọi khuyến cáo của bác sĩ thì chỉ cần 4-6 tuần là lành hoàn toàn các vết loét. Còn tiếp theo phải phòng bệnh: Cố gắng để tình trạng “không tải” dạ dày co bóp tiết ra axit bào mòn thành dạ dày, không nên để đói, nhưng ăn ít, ăn thành 5-6 bữa nhỏ. Hiện nay đã chứng minh được rằng, chế độ ăn chà và xay mịn không tốt đẹp gì, chỉ nên ăn cháo, khoai tây nghiền, mì sợi, thịt và cá hầm, rau luộc. 
 
Những món giúp mau lành vết thương và phục hồi niêm mạc là nước rau cải bắp ép tươi, cà rốt ép, mật ong nước ép lô hội, sa táo hoặc mã đề. 
 
5. Có thể chữa loét bằng rượu vốt-ca? 
 
Khoa học hiện nay chỉ biết những ca bệnh do vốt-ca gây loét dạ dày, chứ không phải là ngược lại. Nhưng kỳ lạ thay trong số những bệnh nhân bị loét dạ dày rất nhiều người tin vào chuyện hoang đường rằng rượu vốt-ca là liều thuốc thần. Rượu mạnh có hại cho niêm mạc, kể cả niêm mạc dạ dày. Để loét không trầm trọng thêm hãy ngừng uống rượu, ngay cả bia cũng vậy vì làm tăng độ axit của dịch dạ dày. 
 
Nếu bạn còn tơ tưởng đến liệu pháp rượu thì hãy ngâm một cốc mật ong trong nửa lít rượu để dự phòng. Nhưng nhớ là chỉ sau khi chữa bệnh xong, mỗi lần uống một thìa sau bữa ăn trong vòng 1,5- 2 tháng. 
Chia sẻ