Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40?

N Thúy,
Chia sẻ

Muốn giữ trọng lượng khỏe mạnh cùng vóc dáng cân đối, bạn cần nắm được sự trao đổi chất của cơ thể mình diễn ra như thế nào ở độ tuổi 20, 30 và 40.

Khi còn là một đứa trẻ, bạn có thể vô tư ăn các thanh kẹo, thức ăn nhanh, bánh pizza... mà không mảy may phải nghĩ đến chuyện chúng ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể như thế nào. Nhưng rồi đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn có thể trở thành người chỉ ăn rau quả và đấu tranh để giảm từng kg cân nặng.

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 1.

Tại sao điều này xảy ra?

Nguyên nhân đơn giản và dễ hiểu nhất là do sự trao đổi chất của cơ thể thay đổi qua từng năm và ảnh hưởng đến vòng eo của bạn. Cùng với sự thay đổi của cơ thể, sự trao đổi chất cũng thay đổi theo, khả năng đốt cháy calo tự nhiên cũng không giống nhau ở từng độ tuổi. Bởi vậy, nếu muốn giữ trọng lượng khỏe mạnh cùng vóc dáng cân đối, bạn cần nắm được sự trao đổi chất của cơ thể mình diễn ra như thế nào ở độ tuổi 20, 30 và 40.

Ở độ tuổi 20...

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 2.

Đây thực sự là giai đoạn "hoàng kim" của cơ thể. Tiến sĩ Christopher Ochner, chuyên gia về giảm cân tại bệnh viện Mount Sinai ở New York, nói: "Hầu hết phụ nữ đều có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cao nhất (số lượng calo mà bạn đốt cháy bằng các hoạt động) ở độ tuổi 20.

Nhưng vì liên quan đến yếu tố di truyền mà sự trao đổi chất ở mỗi người không giống nhau, một số phụ nữ. Một số phụ nữ sẽ đạt được 'đỉnh cao' này sớm hơn những người khác (có thể ở tuổi thiếu niên). Nhìn chung, bạn càng vận động nhiều bạn càng có cơ hội xây dựng cơ bắp và tăng cường trao đổi chất. Cho đến khi 25 tuổi hoặc nhiều hơn, cơ thể bạn vẫn đang xây dựng xương và quá trình đó đốt cháy nhiều calo".

Theo Hội đồng Tập thể dục Hoa Kỳ (American Council on Exercise), tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của bạn giảm khoảng 1-2% mỗi thập kỷ. "Càng gần tuổi 30, nhiều phụ nữ nhận thấy rằng mình không thể ăn những thứ có thể dẫn đến tăng cân và việc giảm cân không còn dễ dàng như trước kia", Tiến sĩ Ochner nói.

Ở độ tuổi 30...

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 3.

Ở độ tuổi này, các quá trình trong cơ thể như tiêu hóa, trao đổi chất... diễn ra chậm đi một chút. Số lượng cơ cũng có thể bị mất khiến cho khả năng đốt cháy calo tự nhiên của bạn chậm hơn.

Caroline Cederquist, người sáng lập tổ chức BistroMD và là tác giả của cuốn The MD Factor, cho biết: Khi bạn mất cơ bắp và tăng mỡ, chất béo có thể phát triển thành cơ, gây ra tăng cân và rối loạn chuyển hóa.

Trong độ tuổi 30, cơ thể không sản xuất được nhiều hormone tăng trưởng như trước đây nên cơ thể dừng phát triển, điều này cũng làm cho tỉ lệ trao đổi chất giảm xuống.

Tuy nhiên, những bài tập sức mạnh (như tập tạ) có thể giúp bạn xây dựng cơ bắp và sản sinh ra nhiều homrone tăng trưởng - thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh như khi bạn 20 tuổi.

Ở tuổi 40...

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 4.

Bước sang tuổi 40, bạn nhận ra rằng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể giảm đi rõ rệt. Ở độ tuổi này, các hormone như estrogen, progesterone, và cả hormone tăng trưởng giảm. Theo Cederquist, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tập trung giảm lượng calo tiêu thụ vào cơ thể để duy trì cân nặng khỏe mạnh. "Nếu bạn vẫn làm việc, có thể chỉ nên ăn khoảng 150 calo/ngày. Nếu bạn không tập thể dục và ngồi hầu hết thời gian trong ngày, có thể bạn sẽ phải cắt giảm nhiều calo hơn nữa để không tăng cân", Tiến sĩ Delbridge đồng tình.

khi bạn 40 tuổi, sự suy giảm tự nhiên của cơ bắp trong cơ thể bắt đầu xuất hiện. Để tránh sự mất cơ và giữ cho sự trao đổi chất diễn ra suôn sẻ, bạn cần chuyển sang tập các bài tập cải thiện thể chất bằng việc luyện tập cơ bắp dưới sức ép của ngoại lực để tăng "thể lực" (strength training).

Theo nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, những người thường xuyên nâng vật nặng (tập nâng tạ) ít bị béo bụng hơn. "Mặc dù các bài tập thể dục sẽ giúp bạn đốt cháy calo trong khi tập nhưng các bài tập strength training sẽ giúp bạn tăng cường sự trao đổi chất sau khi tập luyện xong", Ochner nói.

Rõ ràng sự trao đổi chất phụ thuộc vào tình trạng cơ thể bạn nhưng trên thực tế còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của bạn và cách khắc phục như sau:

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 5.

- Nhịp điệu và chất lượng cuộc sống: Một lối sống lười vận động và chế độ ăn uống xấu (giàu chất béo, đường...) là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn. Hãy thử lựa chọn những đồ ăn lành mạnh hơn. Không bao giờ bỏ bữa sáng vì nó mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ. Và hãy nhớ: Tốt nhất là nên ăn thành những bữa nhỏ chứ không nên ăn dồn nhiều đồ ăn một lúc.

- Dành thời gian để thư giãn và tận hưởng những điều nhỏ nhặt: Học cách ăn chậm hơn bởi vì ăn uống vội vàng không tốt cho sức khỏe. Khi đó, não của bạn không thể xử lý các tín hiệu của sự no kín, và kết quả là bạn ăn nhiều hơn lượng thức ăn đủ để no. Ăn quá nhanh cũng làm tăng lượng đường trong máu gây ra sự suy giảm đáng kể tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể.

- Ngủ: Ở tuổi 30, một số người gặp phải những vấn đề về giấc ngủ thường xuyên. Ngủ ngon giấc là điều rất quan trọng đối với sức khoẻ của bạn, vì vậy hãy cố gắng thực hiện những điều sau: Tập thể dục vào buổi tối, không ăn thức ăn nặng, tắm vòi sen và đọc một thứ gì đó trước khi đi ngủ.

Sự trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi như thế nào ở độ tuổi 20, 30, 40? - Ảnh 6.

Một số việc bạn có thể làm để tăng sự trao đổi chất của bạn:

- Thực hiện các bài tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng cả ngày.

- Cố gắng tăng lượng protein trong chế độ ăn uống.

- Uống đủ nước mỗi ngày. Đây có lẽ là loại thức uống tăng cường trao đổi chất tốt nhất mà lại dễ tìm.

Ăn chậm, nhưng đừng bỏ bữa.

- Đừng quên kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

(Nguồn: WMH/Bri)

Chia sẻ