Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét!

Aries (T/H),
Chia sẻ

Họ hàng nhà cá mập có hơn 400 loài nhưng cắn đứt cáp quang và phá hoại cả tàu ngầm hạt nhân chưa chắc đã là cá mập trắng đâu nhé, đừng vội mắng mỏ chúng suốt ngày tội nghiệp!

Trong số những loài sinh vật biển khiến loài người sợ hãi thì có lẽ cá mập luôn nằm ở top đầu. Hàm răng sắc nhọn, thân hình to lớn, những cú đớp kinh hoàng, những pha săn mồi đẫm máu như phim kinh dị... tất cả đều khiến cá mập trở thành "hung thần đại dương" gây ám ảnh dưới làn nước sâu.

Tuy nhiên chúng ta thường chỉ biết đến một số loài cá mập nổi tiếng như cá mập trắng, cá mập bò, cá mập đầu búa... còn thực tế thì họ hàng nhà "sát thủ nhiều răng" này có kha khá loài hay ho nữa cơ. Chúng hội tụ vô số đặc điểm nổi bật như ngoại hình kỳ lạ, tên gọi độc đáo, lối sống hài hước, hoặc sức phá hoại kinh khủng đến mức cá mập trắng phải chào thua! Hãy cùng tìm hiểu về một số loài cá mập hiếm có để giải trí một chút cuối tuần nào.

Cá mập đèn lồng ninja

Cái tên kỳ dị thật nhỉ? Đã đèn lồng lại còn ninja?

Thôi đừng thắc mắc quá làm gì, bởi cái tên dài ngoằng này miêu tả chuẩn xác hình dạng của loài cá mập này đó. Kích thước chúng khá nhỏ, có thể dài khoảng nửa mét, sống ở dưới độ sâu gần 1000 mét dưới Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển Costa Rica và Panama.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 1.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 2.

Những bức ảnh quý giá về cá mập đèn lồng ninja, nói chung là... khá xấu!

Lý do khiến chúng được gọi là ninja là bởi lớp da đen thui giúp chúng "tàng hình" dưới lòng đại dương sâu thẳm, và chúng có khả năng phát ra ánh sáng mờ ảo thu hút con mồi như chiếc đèn lồng giữa đêm khuya vậy.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 3.

Cá mập ninja có thể phát sáng giống cá đèn lồng mặt quỷ.

Lần đầu tiên loài cá mập này được phát hiện vào năm 2015 bởi một nhóm nhà khoa học nghiên cứu sinh vật biển ở Trung tâm Nghiên cứu Cá mập Thái Bình Dương tại California (Mỹ). Họ bắt được 8 con cá mập đèn lồng Ninja ở độ sâu từ 800 đến hơn 1.400 mét. Các thông tin về loài cá mập này vẫn còn rất hiếm hoi, chẳng hạn như chưa rõ chúng ăn gì!

Cá mập sừng

Chẳng có ai dám nghĩ sẽ mua cá mập về làm thú nuôi, nhưng nếu bạn thực sự muốn làm điều quái gở ấy thì hãy chọn một chú cá mập sừng mà bê về nhà. Bơi dưới đáy biển một cách chậm chạp, nghiền nát đám sinh vật có vỏ và ăn chúng đến khi răng chuyển thành màu tím. Ngủ ngày cày đêm. Không bao giờ xa nhà quá 15km. Vâng, đó là những đặc điểm khá hề hước của loài cá mập này đó!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 4.

Cá mập sừng trông khá cute với bộ vây lớn và da trơn mịn.

Đây là một trong những loài cá mập nhỏ nhất thế giới, với chiều dài thường không vượt quá 1,2 m. Bonus thêm một điều kỳ quái nữa về loài cá mập sừng, đó là trứng của chúng có hình xoắn ốc nha!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 6.

Đây là trứng cá mập sừng, không phải vỏ ốc đâu nha!

Cá mập thiên thần

Đây cũng là một gợi ý mạo hiểm cho bạn nếu thích chọn cá mập làm pet. Tên gọi thì quyến rũ, trông như cá đuối mà hành động thì như cá trê. Da chúng có màu lốm đốm trên nền vàng, nằm bẹp xuống đáy biển thì đố anh phát hiện ra em đấy!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 7.

Hello, mình là cá mập thiên thần, các bạn thấy mình cưng không?

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 8.

Người ta gọi tui thế chứ tui không có cánh đâu, chỉ có bộ vây xinh to đùng như cá đuối thôi...

Để săn mồi thì các "thiên thần" dài mét rưỡi này thường nằm lười biếng dưới đáy biển, chờ những chú cá nhỏ ngây thơ bơi tới, chọn vị trí đúng tầm đớp và thịt chúng. Đôi khi các "thiên thần" cũng cắn cả thợ lặn, nhưng may là không nguy hiểm cho lắm. Màu da của chúng thường lẫn với màu cát, đất đá, rong biển, và lẫn cả với màu nước nữa, ảo thật đấy!

Cá mập thiên thần có dáng bơi khá uyển chuyển, "quý tộc" hơn hẳn các anh chị em họ hàng.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 10.

Xứng đáng là hoa hậu thân thiện!

Muốn tận mắt nhìn thấy chúng thì bạn có thể đi du lịch đến vùng Tây Nam Đại Tây Dương, từ miền nam Brazil xuống phía nam Patagonia. Đây là loài cá mập được xếp vào loại nguy cấp và đang được bảo tồn.

Cá mập siêu mồm rộng

Ngày 30/3/2009 tại đảo Burias ở Philippines, một con cá mập với chiếc mồm siêu to nặng chừng nửa tấn, dài 4 mét bị mắc kẹt vào một tấm lưới của ngư dân. Nó được đưa về tỉnh Sorsogon để nghiên cứu trước khi bị xẻ thịt và bán đi, nhưng hình ảnh của nó vẫn gây hoảng hốt đến tận bây giờ vì quá xấu xí!

Con cá mập miệng rộng hiếm hoi lọt lưới ngư dân Philippines.

Theo những thông tin mà bạn có thể tìm hiểu trên mạng thì loài cá mập lạ lùng này chỉ còn khoảng 60 cá thể còn sống. Từ lúc được phát hiện lần đầu năm 1976 tới năm 2012, chỉ có 54 cá thể cá mập miệng rộng xuất hiện trên khắp thế giới, trong đó có 3 cá thể được quay phim. Loài cá mập này không nguy hiểm, chỉ ăn sinh vật phù du và tốc độ bơi khoảng 3km/h, thua cả xe đạp!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 12.

Con cá mập mồm rộng nặng gần 1,5 tấn dài 4m sa lưới ngư dân Nhật năm 2014, được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học biển tại thành phố Shizuoka.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 13.

Như cái tên của mình, cá mập miệng rộng có "bộ nhá" siêu to rất đáng nể, nhiều răng, mõm rộng, tròn và bờ môi dày như cao su!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 14.

Khi ở dưới nước trông chúng cũng khá đáng sợ đấy chứ?

Chúng được gọi với nickname khác là "cá mập ngoài hành tinh" bởi phần đầu kỳ dị, đã xấu lại còn khó tả! Cách sinh sản của chúng cũng hơi phức tạp, trứng nở luôn thành con trong bụng cá mẹ.

Tuy nhiên chúng được coi là một trong những loài cá quý hiếm nhất trên thế giới, chỉ mới được phát hiện ở một số vùng biển như California, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Senegal, Nam Phi, Mexico và Úc. Theo bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida, cá mập miệng rộng thường sinh sống ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Cá mập "cắt bánh quy"

Quào, một cái tên nghe khá dễ thương nhưng loài cá mập này lại được xếp vào hàng nguy hiểm hơn cả anh em đồng loại đấy. Nguyên do bởi thói ăn uống cực kinh dị, chúng sẽ khoét thịt của các loài động vật khác thành hình lỗ tròn sâu hoắm như bánh quy!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 15.

Xin chào, mình là "bánh quy" nè!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 16.

À nếu còn tươi thì mình trông cũng bình thường như bao bạn cá khác thôi...

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 17.

Chỉ có điều bộ răng của mình thì không đáng yêu cho lắm!

Cá mập cắt bánh quy (Cookie Cutter) còn được gọi là cá mập xì gà, cá mập phát sáng. Các nhà tự nhiên học người Pháp đã phát hiện ra loài cá mập nhỏ bé này vào đầu thế kỷ 19, nhưng phải đến những năm 1970 thì giới khoa học mới nhận ra rằng chúng nguy hiểm đến mức nào.

Cá mập cắt bánh quy có chiều dài chỉ khoảng nửa mét, nhưng sức phá hoại và cách thức tấn công con mồi của chúng vô cùng tàn bạo. Loài cá mập này được cho là nguyên nhân gây ra những vết thương chí mạng cho một số loài sinh vật khổng lồ dưới biển., khoảng hơn 48 loài cá voi, cá heo, cá voi sát thủ, cá mập, hải cẩu… được tìm thấy có vết thương hình lỗ tròn khoét sâu trên da thịt.

Những vết thương khá kinh dị được cho là cá mập bánh quy gây ra, ở đâu cũng thấy "dấu răng" của chúng!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 19.

Hình vẽ miêu tả cách thức "bổ sung dinh dưỡng" của loài cá mập khôn lỏi.

À, và có thể bạn không muốn biết, loài cá mập "giang hồ" này còn tấn công được cả tàu ngầm hạt nhân đó! Hàm răng sắc nhọn như máy khoan ấy có thể cắt đứt các loại sợi cứng và hư hại vỏ tàu, nên thật khó tưởng tượng nếu chúng tấn công con người sẽ ra sao...

Cá mập mào

Chắc bạn sẽ nghĩ có sự nhầm lẫn nào đó ở đây đúng không? Chứ làm gì có loài cá mập nào giống cá chình như thế!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 20.

Đụng độ phải con vật này, liệu bạn có nghĩ nó là cá mập?

Cơ mà không nhầm đâu nha, dưới đáy biển sâu có tồn tại một giống cá mập có hình dạng khá kỳ cục, dễ gây nhầm lẫn với họ nhà lươn vì cái đầu to hơi "lố". Chúng sống ở vùng sát đáy đại dương, không thích lần mò lên mặt nước cho lắm. Tên của chúng lấy cảm hứng từ 6 bộ mang con giống như chiếc cổ áo phía sau đầu, xòe ra thì y như kỳ nhông "xòe quạt" vậy!

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 21.

Sự thật "rợn tóc gáy" về loài hung thần đại dương: Cá mập trắng 6 mét chưa là gì so với người anh em chỉ dài nửa mét! - Ảnh 22.

Cá mập mào có thân dài, mỏng, di chuyển nhanh.

Trông thế thôi chứ cá mập mào há mồm ra cũng không dễ thương cho lắm, bởi nó có tận 300 chiếc răng cưa xếp lởm chởm quanh hàm, một cú đớp của nó không khác gì cỗ máy nghiền thịt! Kích thước của nó cũng không nhỏ tí nào, dài khoảng 1,8m ngang vận động viên bóng rổ.

Hàm răng kinh dị của loài cá mập sát thủ lạnh lùng, đáng sợ hơn cả cá mập trắng.

Loài cá mập này hoạt động ban đêm, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, hoặc ngoài khơi phía đông nước Úc từ bờ biển đến độ sâu 93m. Cá mập mào thích các rạn đá và vùng có thảm thực vật, nơi nó có thể săn nhím biển và các sinh vật nhỏ khác. Tuy nhiên chúng được xếp vào loài sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh, và chúng cũng là "thai phụ" mang bầu lâu nhất quả đất với 42 tháng!

Chia sẻ