Sợ bị bệnh vì chu kì "đèn đỏ" dài 60 ngày

BS. Hoa Hồng,
Chia sẻ

4 tháng trước, em bị ngã đập đầu sau xuống đất, dù em đã đi khám và không bị sao nhưng cũng từ đó chu kì kinh nguyệt của em ngày càng kéo dài.

Em năm nay 23 tuổi, em và bạn trai có quan hệ với nhau, chúng em vẫn thường xuyên sử dụng bao cao su. Bạn trai em và em đều là người quan hệ với nhau lần đầu,và chúng em quan hệ tầm 3 lần/tuần.

Bình thường chu kì kinh nguyệt của em khá dài tầm khoảng 45 ngày, tất cả các biểu hiện về âm đạo em vẫn thấy bình thường, như khí hư màu trắng trong, không có biểu hiện ngứa, đau...

4 tháng trước, em bị ngã đập đầu sau xuống đất, dù em đã đi khám và không bị sao nhưng cũng  từ đó chu kì kinh nguyệt của em ngày càng kéo dài, có tháng lên đến 60 ngày, em rất lo, không biết những biểu hiện như vậy thì có mắc bệnh gì không? (Lan Hạnh, TP. HCM)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào bạn Lan Hạnh,

Trước hết, phải nói rằng bạn đã rất có ý thức giữ gìn an toàn trong quan hệ tình dục, đó là lần nào cũng sử dụng bao cao su đầy đủ để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thứ hai, dấu hiệu chu kì kinh nguyệt kéo dài có thể không phải là kết quả của việc bạn ngã đập đầu sau xuống đất nhưng lại hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ quan sinh sản của bạn có thể đang gặp vấn đề.

Sợ bị bệnh vì chu kì "đèn đỏ" dài 60 ngày 1
Chu kì "kéo dài ra, có tháng lên đến 60 ngày" thì đó là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Ảnh minh họa

Chu kì kinh nguyệt của mỗi phụ nữ không giống nhau, thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, tuy nhiên, nhưng có người lên tới 40 ngày. Miễn là chu kì của bạn đều đặn, "đến hẹn lại lên" thì không có gì đáng lo ngại.

Trường hợp chu kì của bạn "kéo dài ra, có tháng lên đến 60 ngày" thì đó là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Đây là tình trạng khá nhiều chị em gặp phải và khiến chị em vô cùng lo lắng. Một câu hỏi được đặt ra là: có gì trục trặc không?

Tình trạng kinh nguyệt chậm hoặc thất thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

-  Mất cân bằng về hormone: Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
- Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.
- Căng thẳng: Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.
- Vận động quá nhiều: Thường gặp ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Bạn hãy xem tình trạng của mình có rơi vào nguyên nhân nào như trên thì hãy khắc phục nhé. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân, hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, bạn nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để tránh mất cân bằng nội tiết tố, chăm chỉ tập thể dục và luôn tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.

Chúc bạn vui khỏe!
 
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily.vn
 

 
Kinh nguyệt kéo dài có ảnh hưởng đến chuyện có em bé hay không?
Sợ bị bệnh vì chu kì "đèn đỏ" dài 60 ngày 2
Chia sẻ