Sinh vật lạ bị mắc kẹt 50 năm dưới lớp băng Nam Cực

Hoàng Dung,
Chia sẻ

Các nhà khoa học phát hiện sinh vật biển Nam Cực 'bị mắc kẹt dưới lớp băng' trong 50 năm.

Sinh vật lạ bị mắc kẹt 50 năm dưới lớp băng Nam Cực - Ảnh 1.

Nghiên cứu vùng biển sâu sau khi tảng băng khổng lồ tách khỏi Nam Cực vào tháng trước cho thấy loạt sinh vật biển bị mắc kẹt dưới lớp băng trong nhiều thập kỷ.

Đây là cơ hội hiếm hoi để có thể trông thấy những sinh vật biển sống sâu dưới lớp băng, dọc theo đáy biển Nam Cực.

Tảng băng trôi mới tách có tên gọi là A-74, bắt đầu trôi qua biển Weddell. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại nhiều thước phim và hàng ngàn bức ảnh về các sinh vật sống ẩn dật khoảng 30km dưới bề mặt.

Đó là một cộng đồng gồm các loài động vật thân mềm, sao biển, hải sâm, và ít nhất năm loài cá, hai loài mực.

Sinh vật lạ bị mắc kẹt 50 năm dưới lớp băng Nam Cực - Ảnh 2.

Tảng băng trôi lớn tách khỏi Nam Cực

Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển và địa cực Alfred Wegener (AWI) ở Bremerhaven, Đức, phụ trách dự án Polarstern cho biết: "Những hình ảnh đầu tiên từ đáy biển cho thấy mức độ đa dạng sinh học đáng kinh ngạc trong một khu vực bị bao phủ bởi lớp băng dày trong nhiều thập kỷ".

Bên cạnh đó, các mẫu trầm tích lấy từ đáy biển mang lại hy vọng sẽ cung cấp những hiểu biết chi tiết hơn về hệ sinh thái. Ngoài ra, phân tích địa hoá các mẫu nước thu thập được cho phép đưa ra kết luận về hàm lượng dinh dưỡng và dòng chảy của đại dương.

Sinh vật lạ bị mắc kẹt 50 năm dưới lớp băng Nam Cực - Ảnh 3.

Nghiên cứu phát hiện ra hàng trăm loài sinh vật biển sống ở vùng biển Nam Cực nhưng sự hiện diện của các bộ lọc tĩnh (bao gồm san hô và bọt biển) ăn thực vật phù du dưới lớp băng là đáng kinh ngạc nhất. Lý do là vì phù du vốn dựa vào ánh nắng mặt trời để quang hợp và có xu hướng trôi nổi ở phần trên của đại dương nơi nước có nhiều nắng nhất.

Những sinh vật dưới lớp băng chỉ có cách đứng yên tại chỗ và chờ 'chất dinh dưỡng' là thực vật phù du, một loại tảo biển cực nhỏ di chuyển đến.

Nhóm nghiên cứu cũng đóng một số phao nghiên cứu trong khu vực để thu thập dữ liệu về nhiệt độ và độ mặn của nước, cũng như tốc độ dòng chảy của đại dương ở biển Weddell. Dữ liệu này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng các mô hình khí hậu chính xác hơn cho khu vực,

Nam Cực là một trong những phần nóng lên nhanh nhất của hành tinh và có nguy cơ mất hầu hết băng vĩnh viễn nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được hạn chế trong thế kỷ này.

Chia sẻ