Sinh sống ở Sài Gòn đã lâu, nhưng không phải ai cũng biết toà tháp trông như "đĩa bay” siêu to khổng lồ có thể thấy ở giữa khu đô thị này là gì?

BUN NGUYỄN,
Chia sẻ

Hình ảnh một khối bê tông cao lớn được bọc lưới thép kiên cố như "mọc" sừng sững giữa trời ở Sài Gòn khiến nhiều người tò mò. Thế nhưng, không phải ai cũng biết bên trong nó có gì, dù là người Sài Gòn đã sinh sống ở thành phố lâu năm.

Chúng ta thường "vỗ ngực" tự hào rằng thành phố chúng ta sống thân thương và quen thuộc đến thế. Nhưng đôi khi, có những sự vật, hiện tượng mà chúng ta dù có đi "mòn dép" hay thân quen đến từng góc phố vẫn không biết được tại sao nó tồn tại.

Điển hình như đoạn clip ngắn dưới đây được anh chàng có nickname H.B đăng tải lên mạng xã hội với nội dung "Vào Sài Gòn được 15 năm, đến giờ vẫn không biết trong cái đó có gì".

Sinh sống ở Sài Gòn đã lâu, nhưng không phải ai cũng biết thứ "siêu to khổng lồ" đang tồn tại giữa trung tâm thành phố này là gì?

Đính kèm dòng caption ngắn là hình ảnh 1 khối bê tông "khổng lồ", hình chóp, được dựng sừng sững trên 1 nóc toà nhà. Nhìn qua, rất nhiều người không thể hình dung bên trong nó có gì và tác dụng của nó là gì. Giống như chàng trai đăng tải đoạn clip cũng vậy, 15 năm là khoảng thời gian không hề ngắn, nhưng có những sự vật mà dù thân quen, người ta vẫn không biết được nguyên do nó tồn tại.

Dưới phần bình luận, rất nhiều người cũng tỏ ra thắc mắc, rằng dù đi qua nơi này rất nhiều lần, nhưng cũng chưa từng biết công năng của khối bê tông khổng lồ kia. 

Số khác thì "đoán già, đoán non", người thì cho rằng đây là bệ đá cổ, rồi thậm chí có người còn cho rằng đây đơn thuần chỉ là cái trụ... còn sót lại thời chiến tranh mà thôi (?).

Khối bê tông khổng lồ "mọc" sừng sững giữa trời khiến nhiều người tò mò

Tuy nhiên, một số người dùng mạng am hiểu đã nhanh chóng tiết lộ, đây chính là thuỷ đài - là nơi lưu trữ nước có nhiều hình dáng khác nhau nhưng điểm chung gồm 2 phần chính, một bồn giữ nước lớn và chân tháp cao. 

Người ta thường thiết kế, xây dựng các thuỷ đài - bồn chứa rất lớn trên những độ cao nhất định để có thể lưu trữ thể năng lớn, sau này khi cần dùng, thể năng của nước sẽ biến thành động năng và dễ dàng được phân phối tới các hộ gia đình, doanh nghiệp.

Về cơ bản, phục vụ cho quy mô càng lớn thì thùng chứa càng to và độ cao càng phải lớn để thỏa mãn đủ đòi hỏi về áp lực cũng như thể năng khi phân phối.

Được biết, trung bình, một thủy đài cơ bản cỡ vừa phải đáp ứng được nước cho một khu dân cư nhỏ trong điều kiện khan hiếm nước. Lượng nước yêu cầu phải đạt là gấp 50 lần một bể bơi, tương đương 76.000 - 114.000 lít nước.

Vào những hoàn cảnh khó khăn hoặc mất điện dẫn đến mất nước, nước sẽ được phân phối đến các khu vực cần nhanh chóng để đảm bảo đời sống người dân.

Vậy mới thấy, có những sự vật, hiện tượng dù luôn ở quanh ta, quen thuộc là thế, nhưng nếu không tìm hiểu, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nó tồn tại có ý nghĩa gì.

Đây quả thật cũng là 1 phát hiện khá có ích, nhất là đối với những người trẻ, phải không các bạn?

Chia sẻ