Sinh con muộn: Bà bầu chớ nên chủ quan

Thanh Hằng,
Chia sẻ

Không thể phủ nhận được rằng chị em sinh con muộn thường trưởng thành hơn, kinh tế dồi dào, có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con hơn song sinh con muộn chứa rất nhiều nguy cơ.

Sinh con muộn: tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Chị Nhung (Cầu Giấy, Hà Nội) lấy chồng năm 28 tuổi nhưng vì sự nghiệp, chị mặc kệ những lời khuyên nhủ của gia đình, ai nói mình “tịt” chị cũng mặc kệ, chị quyết phải kế hoạch tới khi nào kinh tế trong nhà khấm khá thì mới nghĩ tới chuyện con cái. 

Sau 8 năm, khi thấy mình đã đủ độ “chín muồi” trong sự nghiệp, chị ung dung có con đầu lòng nhưng chuyện đáng tiếc xảy ra khi đến tuần thai thứ 30, chị có nhiều dấu hiệu lạ: ra máu và nước ối nhiều, đau bụng âm ỉ… Đến bệnh viện, chị bàng hoàng khi biết mình bị chỉ định mổ lấy thai gấp. Sinh con sớm hơn dự định, vì sinh non nên em bé bị bệnh về hô hấp rất nặng, chị vất vả khi chăm con non tháng. 

Không thể phủ nhận được rằng chị em ở thời điểm này thường trưởng thành hơn trong suy nghĩ, kinh tế dồi dào, có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con hơn những người mẹ trẻ song sinh con muộn chứa rất nhiều nguy cơ

Sinh con muộn: Bà bầu chớ nên chủ quan 1
Không thể phủ nhận được rằng chị em trong độ tuổi này thường trưởng thành hơn, kinh tế dồi dào, có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con hơn song sinh con muộn chứa rất nhiều nguy cơ (Ảnh minh họa)

Cũng vì chủ quan, chị Ngân (Yên Ninh, Hà Nội) bị sảy thai khi thai được 27 tuần. Chị lấy chồng năm 30 tuổi, gia đình ai cũng muốn chị sinh con luôn nhưng chị khất lần, lúc thì: Công việc còn bận rộn, sức khỏe chưa đảm bảo, rồi năm nay sinh con chưa được tuổi. 4 năm sau chị mới quyết định có bầu, nhưng không hiểu sao “thả mãi mà không dính”. 

Tới 2 năm sau, chị mừng khôn tả khi đã có bầu. Thế nhưng khi thai được 27 tuổi, chị bị chảy máu âm đạo dữ dội, chị mất luôn cảm giác mang thai (nếu như trước đây chị hay bị căng tức ngực và buồn nôn thì giờ hết hẳn”, khi đi khám, chị được bác sĩ thông báo là bị sảy thai. 

Chị em không nên chủ quan

Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, chị em sinh muộn luôn kèm theo nhiều nguy cơ: tiểu đường, tiền sản giật, nguy cơ sinh non, con sinh ra dễ bị thiểu năng, khó sinh nở… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Cụ thể hơn, người mẹ càng nhiều tuổi thì khả năng nhau thai bám càng thấp, tăng nguy cơ sinh non. Không những thế, sinh con muộn còn làm tăng nguy cơ sản sinh ra nhiễm sắc thể bào thai bất thường (hội chứng Down, Edward…). Bác sĩ Dung nhấn mạnh, khi phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe nói chung và chất lượng của trứng nói riêng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ, độ giãn nở của khung chậu bị hạn chế hơn nên việc mang thai chứa đựng nhiều rủi ro cho hai mẹ con, thêm vào đó, trẻ sinh ra ở người mẹ nhiều tuổi thường kém thông minh hơn những em bé khác.

Lời khuyên được đưa ra ở đây đó là, bạn nên sắp xếp công việc, gia đình để sinh con đúng vào độ tuổi sinh đẻ an toàn. Nữ giới trong độ tuổi từ 17 – 19 có tiềm năng sinh sản tốt nhất song độ tuổi này chị em dường như chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm lý, các chuyên gia sức khỏe khuyên chị em nên sinh con đầu lòng trong độ tuổi 20 đến 30 tuổi là hợp lý, an toàn hơn cả. 

Ở độ tuổi đó, chị em đã phát triển cơ thể một cách toàn diện, chất lượng trứng tốt, nguy cơ đột biến thấp. Nhưng sau 30 tuổi, khả năng sinh nở và chất lượng trứng của chị em giảm dần. Nguy cơ ngày một tăng cao tỷ lệ thuận với số tuổi người mẹ. 

Nếu sinh con muộn, bạn cần phải tiến hành đầy đủ các xét nghiệm để chắc chắn rằng bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Có thể tham gia lớp học tiền sản để bạn và gia đình có thêm kiến thức và kinh nghiệm sinh nở sau này. Nếu muốn sinh con, hai vợ chồng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Bà bầu nên tiêm phòng đầy đủ, tuân thủ đầy đủ lịch thăm khám thai của bác sĩ. 

Bà bầu nên tập thể dục điều độ, nhẹ nàng, tránh căng thẳng, tránh làm việc nặng… Phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi nên có một chế độ ăn uống hợp lý, nên lựa chọn thực phẩm giàu axít folic, canxi, sắt và protein. Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung một số loại uống vitamin trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

Ăn uống hợp lý còn khiến chị em vượt cạn dễ dàng, kiểm soát tốt được sự tăng cân (nên tăng cân trong khoảng 11 – 16 kg). Chị êm không nên sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc, ngửi thuốc lá...


Bí ngô, xoài, đu đủ chín, thậm chí quả sung... là một trong những loại quả bà bầu chớ bỏ qua trong mùa hè nhé!
Sinh con muộn: Bà bầu chớ nên chủ quan 2
Chia sẻ