Sếp hạch sách "Cái này làm nhanh mà sao phải đòi lương thưởng?" và lời đáp lại của nhân viên khiến ai cũng phải nể vì không sai chỗ nào

Quiry,
Chia sẻ

Có lẽ nhiều dân công sở đã quá quen với những câu nói kiểu như thế này của sếp rồi nhỉ?

Hằng - một designer đã có kinh nghiệm trên dưới 7 năm nay. Từ hồi còn là sinh viên, cô đã theo đuổi đam mê làm thiết kế. Bên cạnh theo học nhiều khóa thiết kế của các chuyên gia nổi tiếng, Hằng còn đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm thực tế. Phải nói cho đến thời điểm này, kỹ năng thiết kế của Hằng đã rất tốt, các cấp bậc trong công ty của cô cũng được tăng dần dần.

Đợt này Hằng chuyển việc sang một Agency làm về mảng truyền thông quảng cáo để tiện đường đi lại gần nhà. Cũng bởi kinh nghiệm dày dặn nên Agency này rất săn đón cô. Mức lương của Hằng được tính bằng tổng của lương cứng và phần trăm hiệu suất sản phẩm. 

Dù vậy, vẫn là câu chuyện muôn thuở, sếp của Hằng thích giở trò "ma cũ bắt nạt ma mới". Anh ta thường xuyên viện cớ Hằng làm rất nhanh các sản phẩm thiết kế mà cho rằng sản phẩm ấy dễ làm, nên chỉ cần trả nhuận thấp thôi.

Sếp hạch sách "Cái này làm nhanh mà sao phải đòi lương thưởng?" và lời đáp lại của nhân viên khiến ai cũng phải nể vì không sai chỗ nào - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Đến ngày nhận lương tháng đầu tiên, khi mail công ty báo tiền nhuận của tháng về, Hằng mới bất ngờ và khá là khó chịu. Cô đi thẳng lên phòng của sếp và đề nghị được thắc mắc về mức nhuận. Sếp Hằng lại vẫn "ngựa quen đường cũ" và nói giọng ngon ngọt "Thì anh thấy những sản phẩm thiết kế em chỉ làm trong 30 phút thôi, nhanh mà có gì khó khăn đâu sao đòi nhuận cao thế?"

7 năm trong nghề đã cho Hằng kỹ năng phản xạ với những tình huống kiểu này chốn công sở. Cô nói bằng một giọng đanh thép:

"Em nói cho anh nghe để anh hiểu rõ vấn đề ở đây nhé. Nếu em có thể làm một việc gì trong 30 phút, như là thiết kế, lên ý tưởng... thì đó là bởi em đã dành ra gần 10 năm để học cách làm việc ấy trong nửa tiếng. Anh thử xem có mấy người thiết kế được cái banner trong từng ấy thời gian không? Vì vậy, công ty và anh sẽ trả lương cho em trong 10 năm đó, chứ không phải là trả công trong 30 phút làm việc. Nếu anh cảm thấy việc này dễ dàng, làm đơn giản nhanh chóng thì chúc anh tìm được một người phù hợp hơn. Hoặc anh tự đi mà làm để đỡ phải trả lương cho ai. Em xin phép nghỉ việc ở công ty, dù gì bây giờ vẫn trong thời gian thử việc, chưa ký hợp đồng chính thức. Chào anh!"

Sếp hạch sách "Cái này làm nhanh mà sao phải đòi lương thưởng?" và lời đáp lại của nhân viên khiến ai cũng phải nể vì không sai chỗ nào - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Dường như cơn tức của Hằng được đẩy lên đỉnh điểm và cô đi thẳng ra ngoài. Sếp cô thậm chí còn chẳng có cơ hội để tranh cãi thêm.

Vậy đấy, khi đi làm, các nhân viên luôn phải đối mặt với những trò lật lọng, tham lam của người quản lý vô lương tâm. Nhưng bài học rút ra ở câu chuyện trên chính là việc chúng ta cần phải định giá bản thân mình. Bạn cần hiểu bạn là ai, bạn như thế nào, bạn có thể hoàn thành công việc ở mức độ nào. Thù lao lương thưởng mà bạn nhận phải xứng đáng với những công sức mà bạn bỏ ra, xứng đáng với thời gian tích lũy kinh nghiệm mà bạn gặt hái trong quá khứ. 

Sếp hạch sách "Cái này làm nhanh mà sao phải đòi lương thưởng?" và lời đáp lại của nhân viên khiến ai cũng phải nể vì không sai chỗ nào - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Lưu ý thêm cho các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm đề xuất lương khi phỏng vấn, hãy cứ thẳng thắn đưa ra một con số mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn họ sẽ thích ứng viên đưa ra con số tốt vì họ tin đó mới là những người thực sự hiểu bản thân mình. 

Các chị em ghi nhớ bài học trên để đối phó với những kiểu người tham lam lươn lẹo nơi công sở nhé!

Chia sẻ