Sau tuổi 45, cứ hễ đi ngủ cơ thể lại phản ứng kỳ lạ theo 4 cách này chứng tỏ đường huyết tăng quá cao, chậm trễ sẽ khiến bạn phải ân hận suốt cuộc đời

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Sau tuổi 45, cần phải chú ý đến những dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là những dấu hiệu tiểu đường trong khi ngủ.

Bà Vương năm nay mới tròn 60 tuổi nhưng gần đây đêm nào ngủ cũng bị tê tay chân, yếu chi, đau nhức... Cơn đau kéo dài quá lâu khiến gia đình lo lắng, quyết định đưa bà đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát.

Kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết lúc đói của bà Vương là 8,3mmol/L và cao nhất là 13mmol/L, trong khi đó chỉ số đường huyết khi đói của người bình thường là dưới 5,6mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán bà Vương bị bệnh tiểu đường, đồng thời dành lời khen cho gia đình vì đã sớm phát hiện ra triệu chứng để đưa bà Vương đến khám khi bệnh chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.

Glucose-Monitoring-Market-scaled.jpeg

Theo bác sĩ, độ tuổi có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao nhất là 45 đến 64 tuổi. Sau tuổi 45, cần phải chú ý đến những dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là những dấu hiệu tiểu đường trong khi ngủ.

Những tình huống này xảy ra khi chúng ta ngủ, có nghĩa là lượng đường trong máu đã dần tăng cao.

4 phản ứng của cơ thể trong giấc ngủ có thể là dấu hiệu đường huyết tăng cao

1. Mất ngủ, đi tiểu nhiều, thường xuyên thức giấc giữa đêm

Đi tiểu đêm, mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của việc tăng đường huyết, nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao làm giảm chức năng của thận.

Thận thường có chức năng tái hấp thu glucose, nhưng khi thận suy yếu thì sẽ không thể lọc hết được. Điều đó khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn, gây ra tình trạng tiểu đêm thường xuyên, thậm chí có nhiều bọt trong nước tiểu.

woman-deeply-asleep.jpeg

2. Ngủ mê mệt, đổ mồ hôi lạnh

Người tiểu đường có thể gặp tác dụng phụ khi uống thuốc và gây hạ đường huyết, dấu hiệu điển hình rõ ràng nhất là ngủ mê mệt, đổ mồ hôi lạnh vào ban đêm. Bởi khung giờ này thời tiết thấp nhất trong ngày, để giữ ấm cơ thể thường tiêu hao nhiều đường huyết hơn, dễ hạ đường huyết hơn.

3. Da ngứa và khó chịu

Ngứa da là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường, do lượng đường trong máu tăng cao nên cơ thể cần sử dụng nước để tạo nước tiểu, làn da sẽ mất đi độ ẩm, da khô sẽ khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

unnamed.jpeg

4. Đang ngủ tỉnh giấc vì đói

Cơ thể rất cần có insulin để chuyển hóa thực phẩm thành glucose, sau đó đem glucose đi nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường sẽ không tạo ra được insulin, hay không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết. Điều đó khiến cho glucose không thể đi vào tế bào và dẫn đến bạn sẽ không có năng lượng, khiến bạn bị đói, mệt đặc biệt là vào ban đêm.

Ngoài việc dùng thuốc, 3 thói quen này cũng có thể giúp hạ đường huyết

Việc kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe là một điều rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, vì vậy bên cạnh việc uống thuốc, còn có những phương pháp khác có thể giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả.

1. Chú ý đến thứ tự ăn uống

Để duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu, chúng ta phải tìm hiểu kỹ thứ tự ăn uống. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, có thể bắt đầu bằng súp, sau đó ăn rau, thịt, cơm, hoa quả… tránh ăn hoa quả ngay từ đầu bữa ăn khiến đường huyết tăng nhanh.

2. Tập thể dục mỗi ngày

Thông qua việc tập thể dục, lượng đường trong máu trong cơ thể chúng ta có thể trực tiếp giảm xuống. Các phương pháp tập luyện như bơi lội, đi bộ nhanh, đạp xe… phù hợp hơn với thể chất của người bệnh tiểu đường, sẽ không mang lại gánh nặng thể chất cho bệnh nhân, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.

3. Uống trà

Đối với bệnh nhân tiểu đường thì nên tích cực uống trà vì chúng có chứa polyphenol, protein... đều có hiệu quả trong việc bổ sung độ ẩm cho cơ thể, đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Sau tuổi 45, cứ hễ đi ngủ cơ thể lại phản ứng kỳ lạ theo 4 cách này chứng tỏ đường huyết tăng quá cao, chậm trễ sẽ khiến bạn phải ân hận suốt cuộc đời - Ảnh 4.

Chia sẻ