Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tròng trắng trong mắt người đàn ông lồi cả ra ngoài

HH,
Chia sẻ

Khối u làm hạn chế tầm nhìn nghiêm trọng đến nỗi người đàn ông này phải tiến hành cắt bỏ. Đây là biến chứng sau ca phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm gặp với tên gọi sẹo lồi giác mạc.

Sau 6 tháng chịu đựng khối u lớn mọc ở nhãn cầu phải, người đàn ông 74 tuổi được chẩn đoán bị sẹo lồi giác mạc, theo báo cáo mới trên tạp chí JAMA Ophthalmology.

Người đàn ông trước đó đã được phẫu thuật đục thủy tinh thể và lần cuối cùng được đưa vào phòng khám ung thư mắt sau khi khối u tăng lên kích cỡ 10x10 mm. Trong báo cáo, khối u được mô tả là "một tổn thương màu trắng ngọc trai ở dạng sền sệt nổi lên trên giác mạc". Đây chính là một khối sẹo lồi giác mạc.

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tròng trắng trong mắt người đàn ông lồi cả ra ngoài - Ảnh 2.

Sau 6 tháng chịu đựng khối u lớn mọc ở nhãn cầu phải, người đàn ông 74 tuổi được chẩn đoán bị sẹo lồi giác mạc.

Sẹo lồi giác mạc rất hiếm gặp. Một báo cáo năm 2008 ước tính rằng đã có ít hơn 80 trường hợp kể từ năm 1865. Theo báo cáo trường hợp mới, sẹo lồi giác mạc có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người từ 30 tuổi trở xuống.

Sẹo lồi giác mạc bị cô lập trên một mắt, giống như trong báo cáo trường hợp, thường là kết quả của chấn thương mắt, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật. Sẹo lồi giác mạc cũng có thể xảy ra sau một cơn viêm giác mạc, một tình trạng khiến mắt sưng lên.

Tuy nhiên, sẹo lồi giác mạc cũng có thể tự sinh ra. Sẹo lồi giác mạc ở cả hai mắt thường liên quan đến rối loạn di truyền, bao gồm hội chứng Rubinstein-Taybi và hội chứng Lowe.

Theo một báo cáo về tình trạng này, sẹo lồi giác mạc được đặc trưng bởi "sự sắp xếp hỗn loạn của nguyên bào sợi, bó collagen và mạch máu". Khi ai đó bị sẹo giác mạc, giác mạc của họ có thể trong hoặc đục.

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tròng trắng trong mắt người đàn ông lồi cả ra ngoài - Ảnh 4.

Sẹo lồi giác mạc được đặc trưng bởi "sự sắp xếp hỗn loạn của nguyên bào sợi, bó collagen và mạch máu".

Sẹo lồi giác mạc có thể bị nhầm lẫn là sẹo phì đại. Tuy nhiên, sẹo lồi giác mạc có thể xuất hiện nhiều năm sau chấn thương mắt và có thể lớn hơn khi thời gian trôi qua. Báo cáo trường hợp giải thích rằng bệnh nhân "xuất hiện một vết sẹo giác mạc sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ngày càng dày lên và được loại bỏ sau 6 tháng".

Để loại bỏ sẹo lồi giác mạc, các bác sĩ sử dụng một lưỡi dao nhẹ nhàng và cắt bỏ dứt khoát. Khi đi xét nghiệm, khối u dương tính với sẹo lồi giác mạc. Các bác sĩ thường chẩn đoán sẹo lồi giác mạc bằng cách kiểm tra bằng kính hiển vi, mặc dù sẹo lồi giác mạc đôi khi được chẩn đoán chỉ bằng cách nhìn vào chúng.

Điều trị sẹo lồi giác mạc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. "Điều trị sẹo lồi giác mạc (cắt bỏ) thường được dành riêng cho những người gây ra rối loạn chức năng thị giác đáng kể", theo báo cáo trường hợp. Bệnh nhân bị "tầm nhìn hạn chế nghiêm trọng", nhưng ông có thể thực hiện các cử động trước mắt phải.

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tròng trắng trong mắt người đàn ông lồi cả ra ngoài - Ảnh 6.

Điều trị sẹo lồi giác mạc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.

Giới chuyên gia nhận định, sẹo giác mạc ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và quan trọng hơn là gây suy giảm thị lực ở người bệnh. Để giải quyết vấn đề thẩm mỹ, người có sẹo giác mạc có thể sử dụng kính áp tròng có màu phù hợp. Để cải thiện thị lực, bạn có thể được tiến hành ghép giác mạc. Tuy nhiên, phương pháp này hiện gặp nhiều khó khăn trong việc tìm giác mạc phù hợp, đồng thời có thể gặp biến chứng đục giác mạc trở lại nếu phẫu thuật thất bại.

Hiện nay, giới y khoa ưa chuộng điều trị sẹo giác mạc bằng laser, giúp người bệnh cải thiện thị lực đáng kể nhueng cũng có một số hạn chế nhất định như chỉ thực hiện được ở những tổn thương giác mạc nông trong 1/3 nhu mô trước, còn những sẹo sâu thì vẫn phải ghép giác mạc.

(Nguôn: Health, Webmd)

Chia sẻ