Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19, vì tẩm bổ quá mức để phục hồi sức khỏe mà người đàn ông lại phải nhập viện

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Anh Lư bắt đầu cảm thấy cơ thể không khỏe với các biểu hiện như khớp chân đau nhức, đi lại khó khăn nên anh đã đến bệnh viện khám.

Anh Lư sống tại Vũ Hán, Trung Quốc. Sau 2 tháng được chẩn đoán và điều trị khỏi bệnh Covid-19, anh đã xuất viện về nhà. Người thân muốn phục hồi sức khỏe cho anh Lư nên đã nấu nhiều món bổ dưỡng để anh Lư cải thiện sức khỏe.

Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid - 19, người đàn ông tiếp tục nhập viện do tẩm bổ quá mức - Ảnh 1.

Người thân nấu nhiều món bổ dưỡng để anh Lư cải thiện sức khỏe.

Trải qua nửa tháng được người thân tẩm bổ các món nhiều chất đạm như trứng, cá, thịt, hải sản, anh Lư bắt đầu cảm thấy cơ thể không khỏe với các biểu hiện như khớp chân đau nhức, đi lại khó khăn nên anh đã đến bệnh viện khám.

Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid - 19, người đàn ông tiếp tục nhập viện do tẩm bổ quá mức - Ảnh 2.

Anh Lư bắt đầu cảm thấy cơ thể không khỏe với các biểu hiện như khớp chân đau nhức, đi lại khó khăn.

Bác sĩ Quách Ái Lê, khoa thận tiết niệu, bệnh viện Yangtse River Shipping General Hospital, cho biết: "Kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ axit uric của bệnh nhân rất cao là 1929mmol/l, trong khi người bình thường chỉ ở ngưỡng 420 mmol/l. Anh Lư được chẩn đoán mắc bệnh tăng axit uric máu. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, axit uric sẽ tích tụ trong thận, gây tổn thương thận hay còn gọi là suy thận cấp tính".

Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid - 19, người đàn ông tiếp tục nhập viện do tẩm bổ quá mức - Ảnh 3.

Bác sĩ Quách Ái Lê, khoa thận tiết niệu, bệnh viện Yangtse River Shipping General Hospital

Hỏi thăm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19, anh Lư có thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất đạm nên dẫn đến bệnh tăng axit uric máu. Bác sĩ Quách Ái Lê nhắc nhở: "Bệnh nhân điều trị phục hồi sau bệnh Covid-19 nên ăn uống tẩm bổ vừa đủ, hấp thu nhiều chất đạm (protein) không có lợi cho cơ thể. Chất đạm khi vào cơ thể sẽ được thận lọc, nếu cơ quan thận hoạt động quá tải sẽ gây ra bệnh thận. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn một quả trứng, uống một ly sữa, ăn 100g thịt, cá là đủ để bổ sung chất đạm cho cơ thể".

Tăng axit uric máu là bệnh gì?

Tăng axit uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức axit uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức axit uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Triệu chứng thường gặp

- Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.

- Bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.

- Bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.

- Mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc tình trạng tăng axit uric máu, nhưng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo tuổi tác.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng tăng axit uric máu:

- Tiêu thụ nhiều rượu.

- Dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim.

- Phơi nhiễm chì.

- Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

- Bị bệnh thận.

- Huyết áp cao.

- Mức đường huyết cao.

- Suy giáp.

- Béo phì.

Theo Kankanews

Chia sẻ