Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21

Thanh Hương,
Chia sẻ

Lần đầu tiên được tổ chức nhưng Vietnam Middle School Debate Championship (VMDC) - giải vô địch tranh biện đầu tiên dành cho học sinh trung học cơ sở (THCS) tại Việt Nam có quy mô rất lớn.

Thay đổi bản thân nhờ tham gia tranh biện

Thứ 7 tuần này (3/12) chị Thiên Tú (quận Tây Hồ) dậy từ 6h sáng để giúp hai cô con gái chuẩn bị tham gia cuộc thi tranh biện Vietnam Middle School Debate Championship (VMDC) - Giải vô địch tranh biện đầu tiên dành cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam. Đây là cuộc thi do trường Liên cấp Song ngữ Quốc tế True North (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức, với sự đồng hành của Point Avenue.

Hai con của chị, bạn lớn học lớp 9, bạn nhỏ học lớp 6, đều là học sinh của True North School. Trước khi tham gia VMDC, bạn lớn nhà chị Tú đã có kinh nghiệm tại một số sân chơi tranh biện khác như World Scholar's Cup và từng tiến sâu vào vòng trong. Còn ở True North, cả hai bạn đều là đội trưởng các nhóm tranh biện trong câu lạc bộ của trường.

Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 1.

Chị Thiên Tú.

Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 2.

Cuộc thi tranh biện Vietnam Middle School Debate Championship (VMDC).

Dù các con đã khá "dạn dày kinh nghiệm" nhưng chị Tú vẫn không giấu được sự hồi hộp khi đưa con đến với cuộc thi lần này. Đặc biệt, chị rất mong chờ phần thể hiện của cô con gái nhỏ học lớp 6. So với 3 tháng trước, con gái chị đã có "sự lột xác" hoàn toàn.

"Ban đầu, con không thích tranh biện. Con học tốt, có kiến thức, nhưng lại rụt rè, ngại nói chuyện trước đám đông. Khi biết nhà trường có câu lạc bộ tranh biện, mình đã khuyến khích con tham gia để trở nên tự tin, mạnh dạn hơn, có thể vượt qua chướng ngại của bản thân", chị Tú nhớ lại.

So với sự tự tin hiện tại thì những ngày đầu tham gia tranh biện, con gái nhỏ của chị Tú có một hình ảnh hoàn toàn khác. Nữ sinh lớp 6 từng bật khóc vì không nói được và chưa kịp nắm bắt, hiểu ý các bạn. "Con không thể", đó là câu con gái chị Tú liên tục thốt ra trong buổi đầu.

Dần dần, dưới sự dẫn dắt của các thầy cô trong câu lạc bộ tranh biện trường True North, bạn nhỏ đã học được cách vượt qua nỗi sợ hãi, thấu hiểu sự khác biệt giữa các cá nhân, dám đứng lên nói trước đám đông và hiện tại đang cùng các đồng đội tham gia giải VMDC. Nhìn lại bước tiến của con, chị Tú đánh giá cao những gì mà bộ môn tranh biện đã mang lại.

"Các con gặt hái được rất nhiều kỹ năng. Từ việc tổng hợp, sắp xếp lại những kiến thức đã học rồi trình bày chúng sao cho thuyết phục người nghe, đến việc nắm bắt những thông tin đối phương nói để đưa ra tranh biện hợp lý. Cùng với đó, các con phải học cách làm việc nhóm, phân chia công việc cho từng cá nhân và chịu trách nhiệm với công việc được giao", chị Tú nhận định.

Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 3.

Chị Tú đứng xem phần khai mạc cuộc thi.

Sân chơi tranh biện đầu tiên nhưng cực quy mô, hoành tráng

Quay trở lại với Vietnam Middle School Debate Championship (VMDC), dù là lần đầu tiên được tổ chức nhưng cuộc thi có quy mô cực hoành tráng. Ở thời điểm đóng đơn, có đến 77 đội đăng ký, tương đương với 273 thí sinh tham gia. Sau quá trình sàng lọc, tổng số đội sau cùng là 64, tương đương với 230 học sinh, đến từ 49 trường của 7 tỉnh/thành phố trên cả nước (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Huế, Quảng Nam), tham gia tranh tài trong 2 ngày 3-4/12.

VMDC quy tụ dàn giám khảo là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo tranh biện, bao gồm cô Hyewon Rho - Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển tranh biện Việt Nam, Đồng sáng lập & CEO tổ chức Debate For All, Trưởng bộ phận Tranh biện của Point Avenue; Cô Phan Mỹ Linh và thầy Vũ Anh Tuấn - đồng sáng lập Liên đoàn Tranh biện Việt Nam; thầy Travis Loreman - Giám khảo xuất sắc nhất giải Vietnam British Parliamentary Championship; cô Houymean Lim - Huấn luyện viên đội tuyển Tranh biện quốc gia Campuchia.

Luật World Schools Debating Championships (WSDC) - Giải vô địch tranh biện học sinh thế giới được áp dụng để đảm bảo tính quốc tế của Giải với những điều chỉnh nhất định để phù hợp với độ tuổi trung học cơ sở. Học sinh đăng ký theo đội, mỗi đội gồm 3-5 thành viên với 3 người nói chính.

Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21
 - Ảnh 4.


Sân chơi giúp học sinh rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21

Để tranh biện tốt, học sinh cần có tư duy đa chiều, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực của đời sống và nhiều kỹ năng khác nhau. Tranh biện cũng là bộ môn giúp các bạn trẻ rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21, bao gồm: Tư duy phản biện, Giao tiếp - thuyết trình & đàm phán, Phối hợp làm việc nhóm, Sáng tạo. Điều này không chỉ giúp các em cải thiện điểm SAT/ACT, có được "sự sẵn sàng vào bậc đại học" (college-readiness), mà còn là một lợi thế không nhỏ đối với học sinh trong quá trình ứng tuyển vào các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Emory, New York và John Hopkins.

THCS là độ tuổi phù hợp nhất để học sinh bắt đầu làm quen với tranh biện. Tuy nhiên, các sân chơi tranh biện tại Việt Nam hiện nay đa phần là dành cho học sinh cấp THPT và đại học. Thông qua VMDC, True North School mong muốn các học sinh THCS sẽ có một sân chơi thường niên để các bạn làm quen và luyện tập với tranh biện, đồng thời lan tỏa bộ môn thể thao trí tuệ thú vị và bổ ích này tới nhiều bạn trẻ hơn.

Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 5.
Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 6.
Sân chơi tranh biện đầu tiên cho học sinh THCS ở Việt Nam: Nơi các em được rèn luyện 4 kỹ năng của thế kỷ 21 - Ảnh 7.

Các bạn học sinh say sưa thảo luận, vạch ý tưởng cho phần tranh biện của đội mình.

Đối với giải VMDC năm nay, các em có cơ hội tiếp cận, thể hiện suy nghĩ, quan điểm về những vấn đề nóng hổi của xã hội như: "Học sinh hay chính quyền có quyền quyết định môn học được dạy ở trường?" Hay "Có nên trừng phạt một người phạm tội để sinh tồn (chẳng hạn một người ăn trộm để nuôi gia đình đang đói khát)", "Có nên cấm đoán việc trẻ trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội?",... 

Những đề tài này giúp "các nhà tranh biện nhí" có thêm cái nhìn đa diện, sâu sắc hơn về xã hội. 

Chia sẻ