Phụ nữ uống nước này ngày "đèn đỏ" sẽ "giải độc" tử cung và điều hòa kinh nguyệt
Dưới đây là những thức uống mà bác sĩ Samreen Said (bác sĩ được đăng ký bởi Hội đồng Dược phẩm Punjab, Ấn Độ) khuyên nên dùng trong kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt có thể gây ra tình trạng đau bụng, mệt mỏi... nhưng nó không hề "đáng ghét" như nhiều chị em đang nghĩ. Thực tế, kinh nguyệt phát triển như một cơ chế bảo vệ tử cung và ống dẫn trứng của phụ nữ chống lại các vi khuẩn có hại.
Theo nhà khoa học Margie Profet (Đại học California tại Berkeley, Mỹ): Thời kỳ kinh nguyệt giống như một phương pháp "giải độc" cho phụ nữ. Khi các niêm mạc tử cung bong ra, nó cũng loại bỏ các mầm bệnh, góp phần tẩy sạch khu vực âm đạo bằng các tế bào miễn dịch.
Đó cũng là lý do vì sao kinh nguyệt thường được coi là thời điểm giải độc cho tử cung rất tốt. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu máu kinh có thể được bài tiết ra ngoài nhanh hơn thì sẽ có thể đào thải máu ứ và độc tố trong tử cung tốt hơn.
Trong những ngày "đèn đỏ", chị em nên lưu ý có một số thực phẩm không được ăn, chẳng hạn như uống nước đá, ăn đồ cay nóng, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiết máu kinh của tử cung. Ngược lại, nên tăng cường các thức uống có tác dụng thúc đẩy kinh nguyệt bên dưới đây.
Dưới đây là những thức uống mà bác sĩ Samreen Said (bác sĩ được đăng ký bởi Hội đồng Dược phẩm Punjab, Ấn Độ) khuyên nên dùng trong kỳ kinh nguyệt.
Đến ngày "đèn đỏ" phụ nữ chăm uống nước này sẽ giúp "giải độc" tử cung
1. Hỗn hợp cần tây, táo
Loại nước thần kỳ này đứng đầu trong danh sách những thức uống trái cây tốt nhất trong thời kỳ kinh nguyệt. Táo và cần tây khi kết hợp sẽ tạo ra nhiều chất điện giải và các loại vitamin quý giá như vitamin A, vitamin C, vitamin K và sắt. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức khỏe của hệ thống sinh sản.
Trong những ngày "đèn đỏ", phụ nữ sẽ bị mất trung bình 1mg sắt/chu kỳ, do đó sẽ rất có lợi nếu bạn bổ sung lượng sắt này ngay lập tức bằng một ly nước ép táo và cần tây.
Cần tây cũng chứa nhiều canxi và có tác dụng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Cách làm:
- Lấy một quả táo, một vài nhánh cần tây và một lượng nước vừa đủ.
- Rửa táo và cần tây. Cắt táo thành lát (bạn cũng có thể gọt vỏ táo) và cho vào máy xay sinh tố.
- Thêm cần tây và nước (thêm đường nếu thích).
- Pha trộn và thưởng thức.
2. Nước ép cà rốt và cam
Cà rốt là một nguồn vitamin A tuyệt vời cung cấp 184% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Điều này có lợi cho hệ thống sinh sản và cũng điều chỉnh lưu lượng máu làm cho thời kỳ "đèn đỏ" của chị em bớt đau đớn và mệt mỏi.
Mặt khác, cam được coi là loại trái cây hàng đầu để giải quyết chứng đau bụng kinh. Lý do là vì chúng chứa vitamin C, vitamin D, kali và magiê. Những chất dinh dưỡng này giúp thư giãn các cơ tử cung, do đó làm dịu các cơn co thắt, điều hòa dòng chảy kinh và cũng làm giảm các triệu chứng liên quan đến thời kỳ như chuột rút, buồn nôn, đau đầu...
Cách làm:
- Lấy 2-3 quả cam và 1 củ cà rốt.
- Rửa chúng sạch, bỏ vỏ và cho vào máy ép trái cây.
- Bạn cũng có thể vắt riêng cam và cà rốt rồi kết hợp chúng với nhau.
3. Củ cải đường với nước cam
Củ cải đường là một nguồn cung cấp sắt và axit folic dồi dào, có thể tăng mức năng lượng của bạn trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó cũng làm giảm khả năng giữ nước và đầy hơi mà nhiều phụ nữ gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt.
Khoảng 80% phụ nữ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và một trong những lợi ích quan trọng nhất của củ dền là giúp đối phó với chứng trầm cảm, lo lắng và thay đổi tâm trạng liên quan đến PMS.
Cách làm:
- Rửa sạch và cắt củ dền thành miếng nhỏ.
- Cho 2-3 miếng vào máy xay.
- Gọt vỏ 1-2 quả cam và cho vào máy xay.
- Đổ 2 thức uống này vào với nhau.
- Có thể thêm gừng hoặc chanh để tăng hương vị.
Lưu ý: Đừng lạm dụng nước ép củ dền vì lượng củ dền dư thừa có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
4. Sinh tố cải bó xôi (bina)
Rau bina là một nguồn giàu chất sắt và axit folic, đây đều là những thành phần quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu (RBCs), vì chúng bị mất đi một lượng đáng kể trong thời kỳ kinh nguyệt. Rau bina cũng chứa khoảng 46% vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
Rau bina cũng chứa vitamin B6, có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Nếu kỳ kinh nguyệt của bạn ra nhiều, các loại rau có lá xanh như rau bina có thể giúp bổ sung hàm lượng sắt trong cơ thể. Magiê trong rau bina giúp thư giãn các cơ tử cung và giảm bớt các cơn co thắt.
Cách làm:
- Rửa rau bina.
- Cho rau bina vào máy xay sinh tố cùng sữa chua.
- Có thể bổ sung thêm một quả táo, dứa hoặc bất kỳ loại trái cây đông lạnh nào khác mà bạn chọn.
Lưu ý: Ăn quá nhiều rau bina có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, tiêu chảy hoặc chuột rút.
5. Gừng, chanh và quế
Một trong những loại nước trái cây tốt nhất để uống trong thời kỳ kinh nguyệt được làm từ gừng, chanh và quế. Kali trong gừng nuôi dưỡng hệ thống sinh sản và cũng kiểm soát sự thay đổi tâm trạng. Magiê giúp thư giãn các cơ tử cung, do đó làm dịu cơn chuột rút và đau đớn.
Quế làm giảm đau bụng kinh, chảy máu, buồn nôn và nôn liên quan đến kinh nguyệt.
Cách làm:
- Lấy tất cả các thành phần cho vào máy xay sinh tố với một lượng nước vừa đủ và xay nhuyễn.
- Quế cũng có thể được thêm lên trên cùng để tăng thêm hương vị.