Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Mùa hè thời tiết oi bức là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bùng phát các loại dịch bệnh, trong đó là phải kể đến ngộ độc thực phẩm.

Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 38 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.194 người mắc, trong đó có 15 người đã tử vong. Đánh giá của Cục An toàn thực phẩm cũng cho thấy tình hình ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nhất là khi thời tiết vào hè.

Trước đó, vào ngày 13/4, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc  đã ghi nhận vụ ngộ độc tại đám cưới ở xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc làm 29 trường hợp phải nhập viện.

Mới đây, vào ngày 19/5, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty MCNEX (Khu công nghiệp Phúc Sơn, xã Ninh Phúc) làm 118 công nhân phải nhập viện. Theo những công nhân bị ngộ độc kể lại, vào 12h30 ngày 19/5 họ được chia làm 2 nhóm nghỉ để ăn cơm trưa. Tuy nhiên, sau khi ăn cơm canh, khoảng 20 phút thì có gần 100 công nhân có biểu hiện đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.

Trước đó, vào ngày 13/4, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc  đã ghi nhận vụ ngộ độc tại đám cưới ở xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc làm 29 trường hợp phải nhập viện…

Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm vẫn do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và do độc tố tự nhiên; tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; điều kiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm; nguyên liệu, thực phẩm không có nguồn gốc, nhập lậu khó kiểm soát; ô nhiễm môi trường gia tăng… 

Ngoài ra, mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín. Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè 1
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm gia tăng vào mùa hè. Ảnh minh họa

 Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa hè, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện ăn chín, uống sôi.

Ngoài ra đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt lợi – hại. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm.

Đặc biệt, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện. 

Chia sẻ