Phát hiện bất ngờ: Không cần não, cây cối vẫn có thể "tư duy" theo cách đặc biệt

Linh Phương,
Chia sẻ

Chúng ta vẫn thường cho rằng cây cối là những loài thực vật vô tri, vô giác, nhưng có vẻ điều đó là nhận thức hoàn toàn sai lầm.

Các nghiên cứu khoa học gần đây liên tiếp đưa ra kết luận cây cối có thể trò chuyện, cảm nhận và thậm chí là suy nghĩ như động vật cấp cao. Điều này liệu có phải là sự thật?

Với tư cách là người đứng đầu đề tài nghiên cứu, tiến sỹ Monica Gagliano, trường đại học Tây Australia, đã mang tới cho độc giả bài viết "The intelligent Plant" trên tờ New Yorker một góc nhìn hoàn toàn mới về thế giới thực vật.

Phát hiện bất ngờ: Không cần não, cây cối vẫn có thể tư duy theo cách đặc biệt - Ảnh 1.

Nguyên một con nhái cũng có thể trở thành miếng mồi béo bở cho loài cây ăn thịt "thông minh" này.

Thực vật có trí nhớ dài hạn

Bà Gagliano và cộng sự đã ném những cây trinh nữ xuống miếng nệm bọt biển, từ một độ cao có thể khiến những cây này bất ngờ, nhưng không gây nguy hại cho chúng. Những cây trinh nữ này đã phản ứng theo đúng đặc tính tự nhiên của chúng: khép lá lại khi gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, chúng đã thôi không phản ứng như vậy nữa sau vài cú ném. Các thí nghiệm được thực hiện trên nhiều cây trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Và thậm chí sau nhiều tháng, những cây trinh nữ đã không còn khép lá khi bị thả rơi như vậy nữa mặc dù chúng vẫn có phản ứng với những kích thích khác. Điều này cho thấy chúng đã học được rằng việc này không gây nguy hiểm.

Phát hiện bất ngờ: Không cần não, cây cối vẫn có thể tư duy theo cách đặc biệt - Ảnh 2.

Cây trinh nữ.

Theo bà Gagliano, mặc dù thực vật không có não và hệ thống thần kinh như những sinh vật có chức năng tư duy cao hơn, thực vật lại có những đường dẫn nhỏ, qua đó chúng có thể truyền dẫn thông tin dưới dạng tín hiệu điện tử và có khả năng ghi nhớ.

Thực vật cũng cảm nhận và có phản xạ riêng

Tiến sĩ Gagliano và các cộng sự đã chỉ ra thực vật có khả năng "học hỏi" thông qua phản xạ có điều kiện sau khi thực hiện một thí nghiệm kiểm tra phản xạ cổ điển. 

Bà sử dụng ánh sáng là phần thưởng "dụ dỗ" các cây trong thí nghiệm với sự hỗ trợ thêm của các luồng gió tạo ra từ quạt điện.

Phát hiện bất ngờ: Không cần não, cây cối vẫn có thể tư duy theo cách đặc biệt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Tại đây, các nhà khoa học nhận thấy những cây đậu Hà Lan có một nhịp điệu sinh học hàng ngày riêng biệt. Chúng cũng có cảm giác về thời gian ngày đêm và quá trình xử lý thông tin ấy không khác gì ở các loài động vật cấp cao hơn. Điều đó cho thấy, thực vật không chỉ sử dụng ánh sáng để quang hợp mà còn để cảm nhận và dự đoán thế giới xung quanh chúng.

Thực vật biết "buôn dưa" với nhau

Tiến sĩ Gagliano cho rằng những sóng âm thực vật tạo ra là cách mà chúng trò chuyện với nhau. Quá trình tạo sóng âm thanh này được thừa nhận rộng rãi với tên gọi là sự sủi bong bóng nước. 

Phát hiện bất ngờ: Không cần não, cây cối vẫn có thể tư duy theo cách đặc biệt - Ảnh 4.

Tuy nhiên, bà Gagliano nói: "Các tín hiệu âm thanh phát ra từ thực vật nhiều đến nỗi dường như mỗi trường hợp âm thanh không thể nào lại chỉ tượng trưng cho sự sủi bong bóng nước. Trên thực tế, bằng chứng gần đây cho thấy thực vật tạo ra âm thanh một cách độc lập với các quá trình có liên quan đến sủi bong bóng nước".

(Nguồn: S.A)

Chia sẻ