Phải dừng ngay việc đặt thuốc âm đạo nếu ngày "đèn đỏ" xuất hiện

BS Hoa Hồng,
Chia sẻ

Đang đặt thuốc viêm nhiễm phụ khoa mà trúng vào ngày kinh nguyệt phải làm sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em.

Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi. Cách đây 4 ngày, em bị ngứa, ra khí hư nhiều. Em đã đi khám phụ khoa và được chẩn đoán bị viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung. Bác sỹ kê cho em thuốc đặt âm đạo liên tục trong vòng 10 ngày. Nhưng em đặt đến ngày thứ 4 thì đến ngày "đèn đỏ". Mặc dù thấy kinh nhưng em vẫn đặt thuốc và thấy lượng kinh nguyệt có phần giảm đi rất nhiều. Sau đó em dừng không đặt thuốc nữa.

Em rất thắc mắc không biết liệu trình đặt thuốc của em có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt không? Và em có nên đặt thuốc tiếp không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! (Nguyễn Việt Nga)

Trả lời:

Việt Nga thân mến!

Thắc mắc của bạn cũng là điều mà nhiều phụ nữ chữa viêm nhiễm phụ khoa muốn hỏi. Đó là nên làm gì khi đang trong liệu trình điều trị đặt thuốc thì đến ngày đèn đỏ?

đặt thuốc viêm âm đạo
Đang đặt thuốc viêm nhiễm phụ khoa mà trúng vào ngày kinh nguyệt phải làm sao? Ảnh minh họa

Trong khoảng thời gian này, dù bạn đang trong quá trình đặt thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa thì cũng nên ngưng việc đặt thuốc và đợi khi sạch kinh thì tiếp tục. Nguyên nhân là vì khi có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bị tắc nghẽn, cổ tử cung giãn ra. Máu kinh lại là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu tiếp tục đặt thuốc trong thời gian này, khoang tử cung có thể bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung giãn ra.

Ngoài ra, khi đặt thuốc mà có kinh nguyệt thì tác dụng của thuốc sẽ không nhiều, hơn nữa, khi có kinh nguyệt mà bạn đặt thuốc vào âm đạo có thể làm cho dễ bị viêm nhiễm hơn. Việc đặt thuốc không ảnh hưởng gì tới kinh nguyệt của bạn nên bạn có thể yên tâm. Số lượng kinh nguyệt ra ít có thể do thay đổi oestrogen, chế độ ăn không hợp lý, do yếu tố tâm lý, áp lực, căng thẳng... Ngoài ra, có thể là do bạn đang bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nên gây ra tình trạng này 

Việc bạn có cần đặt thuốc nữa hay không thì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Sau khi sạch kinh bạn nên đi khám lại để bác sĩ kiểm tra. Nếu tình trạng viêm nhiễm của bạn chưa được khỏi hoàn toàn thì cần phải điều trị thêm. 

Bạn cũng lưu ý thêm là trong thời gian điều trị cần phải kiêng quan hệ tình dục. Nếu bệnh viêm âm đạo, viêm loét cổ tử được điều trị khỏi thì không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của sau này.

Khi hết “đèn đỏ”, bạn cũng có thể tiếp tục đặt hết liều thuốc theo toa của bác sĩ và tái khám để xác định lại tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, bạn nên  lưu ý những ngày hành kinh và kể cả ngày thường, cần phải giữ khô ráo vùng kín sau mỗi lần tiêu tiểu, không lạm dụng nước rửa phụ khoa, rửa âm hộ theo hướng một chiều từ trước ra sau, không kéo từ sau ra trước để tránh chất dơ từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo, sau đó lau khô vùng kín, quần nhỏ nên phơi ngoài nắng, không gần cây xanh, tốt nhất nên ủi quần nhỏ trước khi mặc, cần kiêng giao hợp trong thời gian điều trị.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:suckhoe@afamily.vn.

Chia sẻ