Nước sạch sẽ trở thành "của hiếm" tại Ấn Độ

Vân Anh,
Chia sẻ

Khi nguồn nước ngầm cạn kiệt, Ấn Độ sẽ rơi vào hoàn cảnh thiếu nước sạch. Các nhà khoa học dự báo, chỉ đến năm 2025, nước sạch tại Ấn Độ sẽ trở thành “của hiếm”.

Theo báo cáo từ công ty tư vấn nước EA: “Nhu cầu nước tại Ấn Độ dự kiến sẽ vượt qua nguồn cung hiện tại. Dự kiến đến năm 2025, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia khan hiếm nước.

Khi thu nhập của các hộ gia đình ngày càng tăng, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhu cầu nước sạch cũng gia tăng đáng kể.
 
Nguồn nước ngầm cạn kiệt có thể khiến Ấn Độ thành quốc gia khan hiếm nước.
 
Tại Ấn Độ, khoảng 70% công trình thủy lợi và 80% nguồn nước sinh hoạt hàng ngày đều lấy từ nguồn nước ngầm. Trong khi đó, nguồn nước ngầm lại đang bị cạn kiệt nhanh chóng.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Canada, Israel, Đức, Italy, Mỹ, Trung Quốc và Bỉ đã nhìn thấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nước sinh hoạt tại Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định bỏ ra 13 tỷ USD nhằm đầu tư cải tại nguồn nước. Ngành nước sạch dự kiến sẽ được nhận 280.000 USD để phát triển trong ba năm tới. Ấn Độ cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia và lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước và quản lý nước thải.
 
Có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước sạch đầu tư vào Ấn Độ.

Theo các báo cáo, đến năm 2020, ngành tái chế và xử lý nước thải công nghiệp sẽ mở ra cơ hội phát triển cho thị trường nước sạch tại Ấn Độ. Hiện hơn 12 tập đoàn quốc tế đã thành lập trung tâm thiết kế và xử lý nước thải tại Mumbai. Có hơn 1200 công ty trong nước kinh doanh xử lý nước thải đã được thành lập, chủ yếu phụ vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, hai thành phố Pune và Nashik sẽ trở thành trung tâm sản xuất và chế tạo máy bơm công nghiệp, các thiệt bị đo đạc, giám sát lớn của Ấn Độ.

Một nhà máy xử lý nước thải và tái chế tập trung đã được quy hoạch xây dựng tại thành phố Mumbai và Pune. Ngoài ra, các dự án làm sạch sông Ganga, dự án thành phố thông minh hay chiến dịch Swachh Bharat làm sạch nước, cũng được hy vọng sớm triển khai, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động.
 
Theo TimesofIndia
Chia sẻ