Nữ giáo viên 22 tuổi máu chuyển màu trắng đục, cấp cứu vì 1 thức uống vạn người trẻ đều mê

Bảo Nam,
Chia sẻ

Bác sĩ cho biết sở dĩ Tiểu Chu gặp biến chứng tiểu đường là do cô đã uống quá nhiều một thức uống "nguy hiểm" mà hầu hết giới trẻ đều thích.

Theo Sohu đưa tin, một bệnh viện thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mới đây tiếp nhận trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường vô cùng nghiêm trọng. Lúc vào viện, bệnh nhân hôn mê, kiểm tra cho thấy máu chuyển màu trắng đục, chỉ số đường huyết vô cùng cao.

Bệnh nhân tên là Kiều Chu. Cô gái này mới 22 tuổi, đang làm giáo viên một trường cấp 2 trong tỉnh. Cô giáo này rất xinh đẹp, được học trò và đồng nghiệp yêu mến vì phương pháp giảng dạy độc đáo.

2ae0ecfe58c742e6a1a6eb43ffbb7d45 (1).jpeg

(Ảnh minh họa: Sohu)

Cũng giống như bao bạn trẻ khác, Tiểu Chu cực kỳ thích uống trà sữa. Mỗi ngày cô đều uống ít nhất một cốc, nó lặp lại như một thói quen khó bỏ trong thời gian dài. 

Cách đây một tuần, Tiểu Chu bất ngờ ngất xỉu trong lúc đang dạy. Khi được đưa vào viện, huyết áp của cô gái chỉ còn 95/37mmHg. Các bác sĩ khoa cấp cứu đã nhanh chóng kiểm tra máu, phát hiện máu bệnh nhân có màu trắng sữa, chỉ số đường huyết cao. Chẩn đoán ban đầu là nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Bác sĩ trực khoa cấp cứu Chen Guanxiong cho biết: "Tình trạng của Tiểu Chu là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. Có thể gây nhiễm trùng, suy thận, tổn thương gan cấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và cần phải cấp cứu ngay lập tức".

aa89b63326c947edbb3b3a4caa4fa18c.jpeg

Tình trạng máu của cô gái chuyển sang màu trắng đục. (Ảnh minh họa: Sohu).

Sau khi được cho thở oxy, hạ đường huyết, chạy thận nhân tạo... sức khỏe của nữ giáo viên dần ổn định, tuy nhiên cô phải dùng insulin cả đời. 

Bác sĩ cho biết sở dĩ Tiểu Chu gặp biến chứng tiểu đường là do cô đã uống quá nhiều trà sữa. Trà sữa có hàm lượng đường tương đối cao, việc thường xuyên tiêu thụ đã dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tăng đường huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những thức uống có tác dụng hạ đường huyết

1. Nước ép cà chua

Dù có thích uống nước ép trái cây thì bạn cũng nên tránh các loại nước ép có chứa đường. Thay vào đó, hãy chọn lựa nước ép rau củ, ví dụ như nước ép cà chua. Nhưng cần nhớ rằng, bạn phải tiêu thụ nước ép cà chua 100% nguyên chất, không có muối hay đường.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, tiêu thụ một quả cà chua mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch có liên quan đến tiểu đường loại 2.

2. Cà phê và trà xanh không đường

Người tiểu đường có thể uống cà phê, trà xanh ở mức độ vừa phải. Theo Katherine Basbaum, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại khoa tim mạch và phục hồi chức năng tim tại Hệ thống Y tế Đại học Virginia ở Charlottesville: Tốt nhất bạn nên uống cà phê và trà xanh không đường. Nghiên cứu cho thấy rằng cà phê và trà - đặc biệt là trà xanh - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ ít nhất 6 tách trà xanh hoặc 3 tách cà phê mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 33% so với những người tiêu thụ chỉ 1 cốc mỗi loại/tuần.

532729785_XS.jpg

3. Nước mướp đắng

Uống nước mướp đắng có thể giúp bổ sung insulin cho cơ thể, ngoài ra saponin có trong mướp đắng còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bác sĩ nhắc nhở bệnh nhân tiểu đường nên ăn mướp đắng thường xuyên để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý mướp đắng có tính lạnh, không thích hợp với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, dạ dày thiếu máu.

cach-lam-nuoc-ep-muop-dang-giam-can-8-e1625241712748.jpg

4. Nước lọc

Đương nhiên rồi, nước lọc là thức uống vô cùng tốt cho người có đường huyết cao. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua đường bài tiết nước tiểu. 

Không những thế, việc uống đủ nước còn làm tăng lưu lượng máu và làm giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy của bệnh đái tháo đường.

Chia sẻ