Nỗi cô đơn ám ảnh của những đứa trẻ sinh ra từ chính sách một con của Trung Quốc

Anh Đào,
Chia sẻ

Có những đứa con đã sống hơn 30 năm trong sự cô đơn, lủi thủi và không người chia sẻ trong căn nhà rộng thênh thang nhưng vắng người.

Sự sụp đổ của chính sách một con ở Trung Quốc trong 3 thập kỷ vừa qua là do có sự lo ngại rằng dân số già sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế như đất nước Nhật Bản. Ngay sau khi sự kiện này được công bố, trên mạng xã hội weibo đã ngay lập tức tràn ngập những dòng tâm sự và chia sẻ về cuộc sống trong gia đình chỉ có bố mẹ và một đứa con.

Họ liên tiếp đăng những tấm ảnh cùng nhiều lời nói từ tận đáy tim về cảm nhận cô đơn và sự lủi thủi trong không gian rộng rãi nhưng lại vắng bóng người. Những đứa con đó bỗng nhiên trở thành nhân vật lịch sử với tư cách là thế hệ cuối cùng của chính sách một con.

Một tài khoản đăng lên trang cá nhân tấm giấy chứng nhận “gia đình một con” đã nhàu nát với lời tâm sự rằng: “Là thế hệ đầu tiên của chính sách không con thứ hai, chúng tôi đã phải chịu đựng cảnh không chị em với nỗi cô đơn, lủi thủi trong nhà. Tất cả chỉ có tình yêu từ bố mẹ mà thôi. Có lẽ 500 năm sau người ta sẽ vẫn nhắc đến tờ giấy này như một dấu mốc lịch sử trong công tác kiểm soát dân số”.

Trung quốc
Những tờ giấy chứng nhận như thế này sẽ trở thành kỷ vật lịch sử của Trung Quốc về sau này.

Trung quốc
Chắc chắn sẽ có nhiều người phải bật cười khi nhìn lại chúng.

Một người khác lại đưa lên bức ảnh gia đình 3 người vào những năm đầu tiên áp dụng luật cấm đẻ thêm con. Ngay cả nhà sản xuất Steve Jiang của hãng truyền thông nổi tiếng thế giới CNN cũng nằm trong số hàng triệu đứa trẻ sinh ra từ thời ấy cũng phải đăng trên trang cá nhân chút tâm trạng này.

Trung quốc
Steve Jiang hiện đang làm việc cho CNN cũng là một trong số những đứa trẻ sinh ra từ chính sách một con của Trung Quốc.

Trong số rất nhiều những em bé cô đơn đó, có những dòng tâm sự lấy nước mắt người đọc rằng: “Mẹ nói rằng tôi phải học cách tự chăm sóc bản thân bởi bố mẹ chỉ có tôi thôi. Tôi là con một, nhiều khi cũng hấy hạnh phúc nhưng tiếc nuối lắm các bạn ạ!”, cô gái trẻ xinh đẹp nhớ về tuổi thơ trong tấm ảnh chụp cùng mẹ.

Trung quốc
Hãy tự chăm sóc bản thân bởi con là tài sản quý giá nhất của cha mẹ.

Trung quốc
“Cha mẹ đã từng thì thầm với tôi rằng họ chỉ có đủ tiền để nuôi tôi thôi nên làm sao mà sinh thêm em được. Nhưng thực tế tôi đã rất muốn có một đứa em gái để chăm sóc nó. Nhưng dần dần tôi cũng quen với việc chỉ có một mình và trở thành người hướng nội, ít nói hơn hẳn ngày xưa”.

Đã từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh chính sách một con của chính phủ Trung Quốc. Và cho đến khi luật này được bãi bỏ, nhiều người vẫn tỏ ra bất mãn bởi gần nửa cuộc đời họ đã phải sống trong nỗi cô đơn lẻ bóng. Thậm chí có những gia đình bố hoặc mẹ mất sớm thì cảnh đời lại càng thêm côi cút hơn. Những dòng tâm sự viết trên mạng xã hội cũng chỉ một phần nào đó giúp họ vơi đi chút tâm tư nhưng vẫn đủ để bù đắp cho tất cả.

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, cũng có rất nhiều gia đình "đẻ chui" bởi họ quan niệm rằng con cái là cái lộc trời cho nên không thể chỉ có một đứa con được. Nhà văn trẻ Shui Qiancheng hiện đang khá nổi tiếng trong cộng đồng giớ trẻ Trung Quốc cũng chia sẻ rằng: “Cha tôi là giám đốc của một nhà máy lọc dầu còn mẹ là bác sĩ. Họ đã phải bỏ cả công việc để sinh thêm tôi ở tuổi 40 sau đó gia đình tôi còn chuyển từ Hắc Long Giang đến Hải Nam sinh sống để trốn tránh mọi thứ”.

Tại Hải Nam, cha mẹ cô xây dựng một doanh nghiệp mới và cô phải ở cùng dì mà không có bất kỳ giấy tờ chứng minh nhân thân nào trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian đó, cô không thể được gọi bằng họ của bố và thậm chí phải lắc đầu nếu có bất cứ ai hỏi bố mẹ con là ai.

Trung quốc
Nhà văn trẻ Shui Qiancheng

Trung quốc
Một cô gái chia sẻ bức ảnh hai chị em rất thân thiết. Cô thầm cảm ơn bố mẹ đã dũng cảm vượt ra khỏi rào cản của chính sách khắt khe để giúp cô có chị có em.

Nhưng không phải ai cũng có được cái cản đảm ấy nên phần đã các gia đình vẫn tuân thủ đúng pháp luật. Là con một có nghĩa là con cái sẽ được hưởng tất cả tình yêu thương của bố mẹ nhưng song song với đó là họ phải tự chơi một mình, học một mình và không có bạn bè ở nhà.

Trung quốc
Chỉ một mình tôi thôi trong tất cả các hoạt động thường nhật...

Trung quốc
Một điển hình của gia đình một con ở Trung Quốc thời xưa.

Chính sách một con đã kết thúc có nghĩa là thế hệ thanh niên thời nay hoàn toàn có cơ hội để xây dựng một gia đình đông con cháu và quây quần hạnh phúc khác hẳn trước kia. Tuy vui mừng về điều đó nhưng những năm tháng đã qua với nỗi cô đơn và sự lẻ bóng chắc chắn sẽ còn theo những đứa con một đi suốt cuộc đời.
Nguồn: Weibo
Chia sẻ