Những trường hợp bà bầu buộc nói không với “chuyện ấy”

Theo Phunutoday,
Chia sẻ

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng khi bầu bí và sau 6 tuần đầu sau sinh, bạn nên “cấm tiệt chuyện ấy”? Sự thực về chuyện ấy trong giai đoạn này nên như nào để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro cho cả mẹ và bé?

1. “Chuyện ấy” khi mang bầu liệu có an toàn?

Quan hệ tình dục là một phần tự nhiên bình thường ngay cả trong thai kỳ nếu bạn mang bầu bình thường. Điều này sẽ không thể làm hại em bé của bạn được. Bởi vì em bé của bạn đang được bảo vệ bởi bụng và các cơ trong tử cung. Và em bé cũng được nằm trong một túi chất lỏng mà người ta gọi là túi ối.

Mặt khác các rung động của cực khoái khi quan hệ tình dục sẽ không giống như những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Tuy nhiên, để tránh sự nguy hiểm cho em bé và mang lại sự an toàn chung cho mẹ và bé một số bác sĩ khuyên tránh quan hệ tình dục trong vài tuần cuối của thai kỳ. Thời điểm tháng cuối của thai kỳ, hormone trong tinh dịch (tuyến tiền liệt) có thể kích thích gây co thắt tử cung và có thể khiến bạn phải sinh sớm hơn dự định.
 
Nhưng nếu bạn mang thai với nhiều nguy cơ rủi ro như đối diện với biến chứng sinh non hoặc nguy cơ bị sẩy thai thì phải tuyệt đối tránh quan hệ tình dục trong khi mang bầu.
 



Những trường hợp không nên tiến hành “chuyện ấy” khi mang bầu?

Bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên bạn không nên tiến hành giao hợp nếu bạn có bất kỳ loại hình sau của thai kỳ với nhiều nguy cơ rủi ro như:

* Có nguy cơ của sự sẩy thai hoặc trước đó đã bị sẩy thai

* Bạn có dấu hiệu của sự đẻ non (những cơn co thắt tử cung xuất hiện trước 37 tuần của thai kỳ), hoặc có nguy cơ bị sinh thiếu tháng.

* Chảy máu âm đạo mà không có nguyên nhân

* Rò rỉ chất lỏng từ túi ối

* Cổ tử cung bị chấn thương (cổ tử cung mở ra quá sớm trong thai kỳ)

* Vị trí nhau thai bất thường trong tử cung như thấp hoặc gần cổ tử cung

* Mang bầu sinh đôi, hoặc sinh ba.
 
Với những trường hợp trên, các bà bầu hãy nói không với “chuyện ấy” nhé. Trong đó có thể bao gồm bất cứ điều gì là nguyên nhân gây kích thích tình dục và cực khoái ví như việc kích thích núm vú bằng miệng. Nếu bạn đang ở một trong những trường hợp này, hãy hỏi bác sỹ của bạn nhé để nhận được những hướng dẫn cụ thể và kịp thời..

Biện pháp tránh rủi ro bị nhiễm bệnh từ “chuyện ấy” khi mang bầu?

Để được an toàn khi tiến hành “chuyện ấy” trong suốt thời gian bầu bí, những bà bầu nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa quan trọng sau:

* Chỉ quan hệ tình dục khi bản thân mang thai bình thường, không gặp những rủi ro của thai kỳ.

*Quan hệ tình dục bằng con đường an toàn nhất, tránh quan hệ bằng miệng hay các kích thích mạnh mẽ để không bị những bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, mụn giộp, mụn cóc sinh dục, hoặc nấm Chlamydia... ghé thăm. Bởi vì những nhiễm khuẩn này có thể lây truyền sang con của bạn trong quá trình giao hợp. Nên sử dụng bao cao su và thực hành tình dục an toàn.

* Không quan hệ tình dục hoặc nên sử dụng bao cao su nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn về sự chung thủy của đối tác để tránh khả năng bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.

* Nếu sử dụng chất bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng sản phẩm hòa tan trong nước.
 



2. “Chuyện ấy” sau khi sinh nở, nên bắt đầu khi nào thì tốt nhất?

Thường thì 6 tuần sau khi bạn sinh nở được gọi là giai đoạn sau sinh và bạn cũng có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại vào giai đoạn này. Tuy nhiên, sau khi sinh nở, chuyện ấy của bạn có thể gặp trục trặc và bị ức chế do những hiện tượng thực tế sau:

* Vết rạch âm hộ chưa lành (những vết rạch trong thời gian bạn sinh)

* Vết mổ (lấy thai sau sinh) vẫn còn đau

* Âm đạo vẫn chảy máu sau sinh, hiện tượng này thường kéo dài từ 4-6 tuần sau sinh

* Vẫn mệt mỏi sau khi mang thai và sau quá trình sinh nở

* Phải vất vả chăm sóc bé sơ sinh (càng vất vả hơn nếu bạn sinh đôi hoặc ba)

* Đối diện với sự thay đổi hoóc môn trong cơ thể
 
* Bị đau ngực do sữa mẹ về

* Xuất hiện những vấn đề về cảm xúc như lo lắng với việc nuôi dạy con, hoặc gặp các vấn đề trong quan hệ gia đình.

Quan hệ tình dục sau 6 tuần sinh nở nói chung khá an toàn nếu vết mổ, vết vạch của bạn đã lành và bạn cảm thấy các mô của âm đạo đã lành hẳn bệnh. Thường thì những hiện tượng sau sinh trên sẽ khỏi  trong vài tuần. Chỉ quan trọng nhất là tình cảm của bạn đã sẵn sàng,  thật thoải mái để tiến hành chuyện ấy hay chưa?

Người bạn đời của bạn lúc này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn cảm thấy thoải mái, sự mong muốn quan hệ tình dục trở lại. Nếu có bất kỳ câu hỏi về quá trình chữa bệnh sau sinh hoặc đã sẵn sàng nhưng còn chưa biết có nên tiến hành chuyện ấy, bạn nên nói chuyện cởi mở với chồng hoặc nói chuyện cởi mở với bác sĩ của bạn trong quá trình kiểm tra sau khi sinh nhé.

Nếu như sau khi sinh em bé, chuyện ấy của bạn và chồng vẫn chưa được hoàn hảo như trước đây thì hãy kiên nhẫn. Do thực tế của việc có em bé và việc làm cha mẹ nên có thể mất đến một năm thì đời sống tình dục của các cặp vợ chồng mới trở bình thường.
Chia sẻ