Trẻ biếng ăn ĐỪNG VỘI dùng thuốc bổ, những loại thực phẩm này giúp con ăn khỏe, đủ chất và phát triển toàn diện
Sẽ có những lúc trẻ bị biếng ăn. Việc này có thể làm nản lòng và lo lắng. Tuy nhiên có rất nhiều cách giúp con thèm ăn, ăn ngon miệng mà không cần dùng thuốc kích thích vị giác.
Nhiều phụ huynh hễ thấy con biếng ăn là lo lắng và vội vàng mua thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Ví dụ như con có bệnh lý về tiêu hóa, hoặc nếu trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng, như thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị giác của trẻ. Trong các trường hợp này thuốc bổ kích thích ăn ngon là vô nghĩa.
Ngoài ra việc lạm dụng thuốc bổ kích thích ăn ngon có khi còn gây hại cho sức khỏe của bé. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn để khắc phục. Thuốc bổ kích thích trẻ ăn ngon chỉ có giá trị phát huy tác dụng khi được sử dụng phù hợp.
Thay vì cho con uống thuốc bổ 1 cách vô tội vạ, cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm thì được khuyến khích hơn cả. Dưới đây là những thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng.
Dưỡng chất cần thiết trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng
1. Vitamin nhóm B
Vitamin B là nhóm vitamin cần thiết trong những thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng.
- Vitamin B1: Sẽ giúp chuyển hóa đường, axit amin, lipid và carbohydrate giúp kích thích trẻ ăn ngon và cung cấp thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Vitamin B1 có nhiều trong gạo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau dền, bí đỏ, mồng tơi…
- Vitamin B2: Hỗ trợ việc trao đổi chất lành mạnh và ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Vitamin B2 có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tóc, da và duy trì trao đổi chất hiệu quả. Vitamin B2 có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ, hạnh nhân, cá, trứng và các chế phẩm từ trứng, súp lơ, hạt mè …
- Vitamin B6: Là một chất cần thiết giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của trẻ nhỏ, cải thiện trí não. Trẻ được cung cấp đủ vitamin B6 sẽ ghi nhớ lâu hơn đồng thời cải thiện chất lượng máu cho bé. Vitamin B6 có nhiều trong các loại thịt, cá hồi, trái cây, các loại rau họ đậu và các loại hạt.
- Vitamin B9: Tăng cường khả năng tiếp nhận vitamin B12 cho cơ thể bé. Vitamin B9 có nhiều trong gan bò, rau bina, măng tây, bơ, bông cải xanh …
- Vitamin B12: Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, và tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Vitamin B12 thường có nhiều trong trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại thịt…
2. Vitamin D
Vitamin D giúp tăng cường sự hấp thụ canxi, đóng góp vào sự phát triển của xương và răng giúp bé cao lớn và thông minh hơn. Vitamin D tự nhiên có nhiều trong ánh sáng mặt trời, vì vậy trẻ sơ sinh thường được đưa đi tắm nắng để khỏe mạnh và cao lớn hơn. Ngoài ra Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng, nấm, cá ngừ đóng hộp, dầu gan cá, nấm, tôm, hàu vv..
3. Chất xơ
Bé cần ăn chất xơ mỗi ngày để tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim giúp bé khỏe mạnh hơn.
Thiếu chất xơ có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc đại tiện. Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại hạt đậu, nấm, cần tây, các loại trái cây vv…
4. Kẽm
.Trẻ được cung cấp đủ kẽm sẽ duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, giảm khả năng bị bệnh, làm lành vết thương nhanh chóng, bảo vệ vị giác, khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.
Thiếu kẽm có thể khiến trẻ bị biếng ăn do sự rối loạn vị giác. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như đậu cove, thịt heo, trứng, khoai lang, ngũ cốc, củ cải… .
5. Lysine
Lysine thuộc một trong 12 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Lysine có vai trò nó có tăng cường sự hấp thụ canxi, kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao hiệu quả.
Các thực phẩm chứa nhiều Lysine như phomai, thịt bò nướng, cá ngừ, đậu nành, tôm, hạt bí ngô… .
6. Kali
Kali là một khoáng chất thiết yếu có tác dụng như một chất điện phân chính của cơ thể. Đây là vi chất có tác dụng điều hòa cân bằng nước và điện giải, hỗ trợ duy trì hoạt động bình thường cho cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu. Các thực phẩm giàu Kali như dưa hấu, sốt cà chua, củ cải, đậu đen, rau bó xôi vv…
7. Taurine
Taurine có tác dụng phân giải chất béo giúp giảm khả năng trẻ bị dư cân, béo phì hiệu quả. Đây cũng là một chất rất tốt cho tim mạch và não bộ, giúp cho mắt sáng và chống stress cho bé thêm thông minh và khỏe mạnh hơn.
Taurine có nhiều trong thịt heo, tim heo, thịt bò, thịt gà và các loại cá như cá thu, cá hồi, hải sản: tôm, cua, mực…
Thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng
1. Nhóm rau củ
Giá đỗ, các loại rau thuộc họ nhà đậu, rong biển, củ dền đỏ, cà chua, dưa chuột, măng tây... là 1 trong những loại rau của giúp trẻ ăn ngon miệng.
2. Nhóm trái cây
Kiwi, việt quất, mâm xôi, táo xanh, đu đủ, dứa, các loại quả mọng (dâu tây, nho, dưa hấu)... cung cấp nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C) và dưỡng chất, chất xơ giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ.
3. Nhóm thực phẩm giàu probiotic
Sữa chua, kim chi, tempeh, dưa muối,... có nhiều probi lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Không còn tình trạng ứ đọng thức ăn, đầy bụng, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn hơn.
4. Trứng
Trong trứng nhiều chất kẽm nên thường kích thích cảm giác thèm ăn. Trong trứng cũng cung cấp nhiều đạm, vitamin D, canxi rất giúp ích cho trẻ bị biếng ăn, chậm lớn, rất tốt cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não của trẻ.
Những mẹo giúp trẻ thèm ăn hiệu quả
1. Tạo bầu không khí vui vẻ cho bữa ăn
Khi đến giờ ăn, cha mẹ cần tạo bầu không khí vui vẻ để bé ăn ngon hơn.
2. Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé
Dạ dày của trẻ nhỏ hơn rất nhiều so với người lớn. Do đó, trẻ không thể ăn nhiều trong bữa ăn. So với việc ép trẻ ăn thật no, thì việc chia bữa ăn thành các bữa nhỏ sẽ giúp con ăn tốt hơn. Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ ăn vặt, những đồ ăn không có lợi cho sức khỏe, uống sữa hoặc nước hoa quả,... trước bữa ăn.
3. Thường xuyên thay đổi thực đơn
Khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, hãy cố gắng cung cấp đầy đủ thực phẩm thuộc 4 cơ bản: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên thay đổi món để con không bị nhàm chán.
Mặc dù con có những món khoái khẩu riêng, nhưng cha mẹ vẫn có thể giới thiệu những thực phẩm mới.
4. Đừng ép bé ăn, tránh xa những yếu tố gây xao nhãng trong bữa ăn
Đừng cho bé vừa ăn vừa xem TV hoặc điện thoại. Khi con không muốn ăn nữa, cha mẹ cũng đừng ép quá. Như vậy con sẽ cảm thấy áp lực mỗi khi đến giờ ăn. Mặt khác, bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Sau đó dù con chưa ăn hết, cha mẹ cũng nên dọn bàn ăn. Như vậy để trẻ ý thức và tập trung ăn hơn.
5. Thường xuyên khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động thể lực
Bên cạnh việc giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh, năng động hơn, thường xuyên khuyến khích trẻ vận động còn cải thiện chứng biếng ăn, tăng cảm giác đói, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
6. Trang trí đồ ăn bắt mắt
Trẻ em có thể rất vui khi nhìn thấy bữa ăn của mình được chế biến thành những hình thù đặc biệt ngộ nghĩnh, bắt mắt. Vì vậy mẹ có thể dành 1 chút thời gian biến suất ăn của con trở nên hấp dẫn hơn.