Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết: Hãy nghe lời giải thích của các chuyên gia

Nhung Mai,
Chia sẻ

Bệnh cúm và cảm lạnh khá giống nhau nên không ít người khó thể phân biệt hai vấn đề sức khỏe này.

Mùa cúm đang đến gần và mỗi người chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này. Để ngăn ngừa mắc bệnh cúm, mọi người cần trang bị cho bản thân những thông tin cơ bản về bệnh này. Dưới đây là một số sự thật về bệnh cúm không ít người mắc phải và lời giải thích của các chuyên gia:

Bản chất của bệnh cúm không phải là cảm lạnh

Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Cách hiệu quả nhất để phân biệt hai vấn đề sức khỏe này là thời gian. Các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng tăng nặng trong vài ngày, trong khi cúm lại xuất hiện đột ngột. Nếu không chắc chắn bản thân đang mắc bệnh gì, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể kê thuốc kháng virus nhằm giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.

Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm

Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Trên thực tế, theo ước tính của CDC, trong mùa cúm 2016-2017, vaccine đã giúp 5 triệu người tránh khỏi bệnh cúm.

David Cutler, bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế Providence St. John ở Santa Monica, California cho biết, tiêm vaccine đặc biệt quan trọng đối với người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi và người có vấn đề về sức khỏe mãn tính như mắc tiểu đường, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim và suy giảm hệ miễn dịch. Những nhóm người này có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của cúm.

Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Hầu hết các chuyên gia đều nhất chí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

Bệnh viện không phải là nơi duy nhất có thể tiêm phòng cúm. Vắc-xin có thể có trong các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế trực thuộc đại học y. Một số công ty thậm chí còn tiến hành tiêm phòng cho nhân viên ngay tại nơi họ làm việc.

Vắc-xin phòng cúm chưa có tác dụng ngay lập tức sau khi tiêm

CDC cho biết, bạn phải mất khoảng hai tuần sau khi được tiêm vắc-xin để hệ thống miễn dịch tạo đủ kháng thể chống cúm. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên mọi người nên tiêm phòng vào cuối tháng 10 trước khi mùa cúm diễn ra.

Mùa cúm thường lên tới đỉnh điểm vào tháng 12 và kéo dài đến tháng 3. Vì vậy, dù tiêm phòng vào tháng 1, bạn vẫn có thể gặt hái lợi ích từ việc làm này.

Theo CDC, vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.

Nếu vậy thì tại sao một số người lại mắc cúm sau khi tiêm? Lý do hàng đầu là vì mọi người có xu hướng dùng vaccine vào mùa cao điểm. Như đã đề cập, cơ thể con người cần ít nhất hai tuần để tạo ra kháng thể chống virus. Do đó, nếu tiếp xúc với người nhiễm cúm trong thời gian này, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại virus cúm gây bệnh nên vaccine không thể đảm bảo 100% chống lại tất cả chúng.

Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.

Dù đã tiêm phòng cúm vẫn có thể bị nhiễm cúm

Rất nhiều chuyên gia khuyên, dùng vắc-xin sẽ giúp bạn vượt qua mùa cúm. Tuy nhiên, tiêm phòng không hề hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ và chúng chỉ có khả năng giảm 60% nguy cơ mắc bệnh.

Tuy vậy, nếu bạn vẫn bị cúm dù đã tiêm vắc-xin, các triệu chứng có xu hướng nhẹ hơn so với người không tiêm. Theo nghiên cứu của CDC, việc làm này đã được chứng minh làm giảm nguy cơ nhập viện liên quan đến cúm ở người trưởng thành khoảng 40%.

Bệnh cúm hoàn toàn có thể lây ngay cả khi không có triệu chứng

Thông thường phải mất khoảng 2 ngày sau để các triệu chứng cúm xuất hiện. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người không biết bản thân đang mắc cúm.

Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy tiến hành rửa tay thường xuyên trong mùa bệnh nhằm tránh vi trùng lây lan. Như đã đề cập, cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm và tránh lây nhiễm cho người khác là tiêm vaccine.

(Nguồn: Pre)

Chia sẻ