Những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bố mẹ không nên bỏ qua

Ngọc Dung,
Chia sẻ

Những mốc phát triển ngôn ngữ của bé từ sơ sinh cho đến 15 tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ hiểu và biết cách nói chuyện với bé hơn.

Mặc dù em bé của bạn sẽ không nói nhiều trong năm tháng đầu tiên (ít nhất là những từ bố mẹ và mọi người có thể hiểu được), nhưng kỹ năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển từ những giây phút đầu tiên bé chào đời, vì thế, bố mẹ cần nắm được các mốc này để biết cách hỗ trợ bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Dưới đây là những mốc phát triển ngôn ngữ của bé mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Tuổi: Sơ sinh đến ba tháng

Bé biết những gì:

Bé yêu của bạn đang học về ngôn ngữ bằng cách lắng nghe giọng nói của bạn. Những tiếng ê a và ríu rít xuất hiện ở cuối của giai đoạn này là nỗ lực đầu tiên mà bé bắt chước các âm thanh bạn tạo ra.

Cách bạn giúp bé:

Hát và nói chuyện với con thường xuyên, nhưng nên hạn chế những tạp âm gây sao nhãng khác (như TV, radio) ở mức tối thiểu để bé có thể nghe và tập trung vào các âm thanh bé có thể phát ra.

Tuổi: 3 đến 6 tháng

Bé biết những gì:

Con bạn đang bắt đầu nhận ra cách mọi người trò chuyện với nhau, và muốn tham gia vào các cuộc đối thoại.

Cách bạn giúp bé:

Khi bạn nói chuyện với con, hãy dừng một chút sau khi nói một cái gì đó. Ví dụ, bạn nói: "Con có muốn chơi với trống màu đỏ này không?", và dừng lại để bé có một cơ hội trả lời bằng ngôn ngữ của mình. Nếu bé cố gắng tạo ra âm thanh giống như bạn, hãy lặp lại các từ cho con biết.

Những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bố mẹ không nên bỏ qua 1
Ảnh minh họa.

Tuổi: 6 đến 9 tháng

Bé biết những gì:

Những tiếng kêu bé phát ra đang bắt đầu có phần giống với những từ như “baba” và “dada”. Con bạn cũng sẽ bày tỏ cảm xúc để đáp lại với cao độ khác nhau từ giọng nói của bạn, vì thế bạn nên mỉm cười khi nói chuyện vui vẻ, thể hiện đau buồn nếu bạn la hét hay bày tỏ sự tức giận.

Cách bạn giúp bé:

Nói chuyện với con thông qua các hoạt động thường ngày của bé: "Chú chó con đi  đâu rồi? Ồ, đây rồi này, chú chó nằm trên ghế sofa", bạn chỉ rõ cho con thấy những gì bạn đang đề cập đến càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng một chiếc gương để cho bé biết mình là ai: "Cô bé này là ai vậy? Đó là Nhím đấy!"

Tuổi: 9 đến 12 tháng

Bé biết những gì:

Đây là giai đoạn trẻ bùng nổ các kỹ năng tiếp thu ngôn ngữ. Con biết bạn đang đề cập đến điều gì mặc dù trẻ vẫn chưa thể tự mình lặp lại những từ đó. Con có thể leo lên ghế ngồi nếu bạn nói đã tới giờ ăn, hoặc nhìn quanh tìm một món đồ khi bạn hỏi bé đồ chơi yêu thích của bé là gì.

Cách bạn giúp bé:

Bắt đầu tập trung vào dạy những bộ phận cơ thể cho con (như "mũi", "mắt", "bụng", "ngón chân"), cũng như cùng con dành nhiều thời gian đọc sách và dạy con về những hình ảnh, hoặc những tương tác như vẫy tay tạm biệt và gửi nụ hôn gió.

Tuổi: 12 đến 15 tháng

Bé biết những gì:

Mặc dù số lượng từ một em bé có thể nói khác nhau rất nhiều ở giai đoạn này- từ một hai từ đến một chục hay hơn - bạn vẫn có thể mong đợi lượng từ vựng của con sẽ tiến bộ nhiều trong thời gian này. Ngay cả khi con không thể nói điều gì đó, con cũng biết cách làm thế nào để nói cho bạn biết những gì bé muốn thông qua cử chỉ.

Cách bạn giúp bé:

Thời gian này, bạn nên sử dụng những câu đơn giản hơn để con có thể nghe thấy nhằm biết cách xâu chuỗi các từ với nhau. Hãy thể hiện sự vui mừng và động viên trẻ mỗi khi con nói được từ mới hoặc nỗ lực giao tiếp với bạn.

(Nguồn: Parenting)
Chia sẻ