Những mẹo cực đơn giản giúp bạn cứu điện thoại khi chẳng may bị ướt

Khánh Linh,
Chia sẻ

Điện thoại dính nước là sự cố thường gặp, và bạn cần phải biết “sơ cứu” chiếc máy của mình với các bước sau.

Nước là kẻ thù của điện thoại, chỉ cần vài giọt nước hoặc không khí ẩm ướt thôi cũng đủ để làm điện thoại của bạn gặp trục trặc. Tất nhiên, giải pháp tốt nhất là mang ra hàng sửa, nhưng thật ra chính bạn cũng có thể tự làm một số mẹo sau để “giải cứu” chiếc điện thoại thân yêu của mình.
 
1. Lấy điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt, và lập tức tắt nguồn.

Các bộ phận bên trong có thể bị dính nước rất nhanh chỉ trong vài giây, vì thế đừng có mở máy lên cho đến khi bạn chắc chắn rằng tất cả đã khô ráo. Hơn nữa, nước có thể khiến mạch điện bị chập nên tắt nguồn là giải pháp an toàn nhất tránh mạch điện bị hư hại.
 
2. Sau khi bạn lấy điện thoại ra khỏi nước, gỡ nắp lưng và tháo pin ra.

Điều này sẽ làm giảm hư tổn cho mạch điện sâu bên trong máy. Cẩn thận lau khô thiết bị và các bộ phận với một chiếc khăn giấy hoặc mảnh vải mềm.
 
3. Tháo thẻ SIM.
 
Hãy lau khô thẻ SIM và để ở ngoài cho đến khi máy của bạn có thể sử dụng lại.
 
4. Tắt và tháo tất cả các thiết bị ngoài.
 
Tai nghe, thẻ nhớ, và một số phụ tùng khác mà che lại các lỗ cắm hoặc vết nứt vỡ trên điện thoại (như vỏ ốp hay tấm kính bảo vệ).
 
5. Dùng máy hút bụi nếu có thể.
 
Nếu bạn có một chiếc máy hút bụi cầm tay, hãy dùng nó để hút nước ra khỏi điện thoại. Để đảm bảm máy hết bị ẩm, mỗi phần nên được hút khô nước trong khoảng 20 phút. Hãy nhớ lật giở điện thoại thường xuyên để tất cả các mặt đều được khô ráo.

Giữ điện thoại ở khoảng cách vừa đủ với máy hút bụi, và cũng đừng thổi đúng một chỗ quá lâu bởi điều này có thể làm các bộ phân nhỏ xíu bị ảnh hưởng dưới sức hút của máy.
 
6. Không được dùng máy sấy tóc để làm khô thiết bị.
 
Kể cả ở mức thấp nhất, máy sấy tóc sẽ chỉ làm nước bị đẩy sâu hơn vào trong máy mà thôi, điều này sẽ gây hại nghiêm trọng cho các thiết bị vi mạch điện tử ở trong lõi. Khí nóng từ máy sấy cũng có thể làm nóng chảy một số bộ phận trong điện thoại.
 
7. Bạn có thể làm khô điện thoại với gạo.
 
Gạo có thể hút nước và không khí ẩm ra khỏi thiết bị, làm chậm quá trình hư hại của nước khiến pin và máy bị gỉ. Chuẩn bị một túi ni lông đựng đầy gạo, gỡ vỏ và pin ra khỏi máy rồi đặt cả điện thoại lẫn các phụ tùng trên vào giữa chỗ gạo. 
 
Quá trình hút ẩm có thể kéo dài ít nhất là 2 -3 ngày. Hãy kiên nhẫn vì vội vàng sẽ khiến mọi việc tồi tệ thôi. Trong khi máy được làm khô, hãy nhớ lật giở nó thường xuyên.

Bạn cũng có thể thay gạo bằng gel axit silixic – đó là những hạt nhỏ thường có trong các gói hút ẩm. Khả năng hút nước của nó còn tốt hơn gạo.
 
Nhớ kiểm tra điện thoại mỗi giờ trong sáu giờ đầu tiên kể từ lúc đặt vào túi đựng gạo/hạt hút ẩm. Nếu thấy bề mặt điện thoại có hơi ẩm, hay lau đi bằng khăn giấy hoặc sấy bằng máy hút bụi.
 
8. Để máy dưới ánh nắng mặt trời để khiến cho các khe hở có thể khô hoàn toàn.

Hãy đặt điện thoại lên một chiếc khăn giấy hoặc vải dễ thấm, kể cả khi trước đấy bạn đã làm khô điện thoại rồi. Điều này để đảm bảo chắc chắn loại bỏ hết tất cả nước và không khí ẩm còn sót lại.
 
9. Sau ít nhất là 24 giờ, kiểm tra điện thoại và xem nó đã hoàn toàn khô chưa.

Kiểm tra tất cả ổ cắm, khoang, các chỗ nứt và khe hở. Nếu điện thoại có vẻ đã khô, hãy thử cài pin vào và bật máy lên. Chú ý đến bất cứ tiếng ồn lạ nào bạn nghe thấy khi bật máy lên bởi nếu thế, đó có thể là do máy đang gặp trục trặc.
 
10. Nếu điện thoại không bật lên được, kiểm tra pin.

Dù điện thoại có vẻ khô nhưng nếu bạn không bật nó lên được, điều đó có thể là do máy hết pin. Hãy cắm dây sạc và chờ một lát rồi hãy bật lại máy lần nữa. 

Nếu bạn đã làm tất cả các bước nhưng máy vẫn bị hỏng, bạn hãy đưa máy đi sửa. Nhớ kể rõ lí do tại sao máy bị hỏng và các cách xử lí của bạn, điều này sẽ giúp các thợ sửa chữa có thể tìm ra vấn đề và sửa điện thoại cưng của bạn nhanh hơn.
 
11. Một số lời khuyên và lưu ý.
 
cuu-dien-thoai-khi-bi-uot
Không bao giờ tự ý tháo tung máy điện thoại ra.

- Một số nơi có bán bộ dụng cụ chuyên dùng dành cho những sự cố liên quan đến điện thoại dính nước. Hãy thử tìm mua những bộ dụng cụ này.

- Nếu điện thoại bị dính nước mặn, hãy lau một lần với khăn ẩm để loại bỏ các tinh thể muối mà có thể lọt vào chỗ lắp pin.

- Hãy đảm bảo máy bạn đã khô hoàn toàn rồi mới sạc pin.

- Không để máy ở chỗ có nhiệt độ cao; một số bộ phận có thể bị nóng chảy, không sấy nóng pin vì nó có thể phát nổ.

- Đừng thử tháo tung các bộ phận máy ra. Hãy để điều đó cho các chuyên gia.
 
(Nguồn: Brightside)
Chia sẻ