"19 năm mong con, 10 lần làm thụ tinh ống nghiệm và họ đã được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới. Hôm đó không chỉ cha mẹ đứa trẻ khóc, chính mình cũng khóc.

Đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Mong và Mỏi để thể hiện họ đã mong chờ những đứa trẻ này như thế nào. Họ đã từng áp lực, hy vọng đến nhường nào và đã được đền đáp. Không chỉ họ mới là người hạnh phúc, các bác sĩ cũng vui lây khi biết mình đã góp phần cùng sự kiên cường và không ngừng hy vọng của bệnh nhân để làm nên kỳ tích"... Đó là lời tâm sự của Ths.BS Lê Thị Thu Hiền (Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) về một trong số những ca hiếm muộn thành công khiến chị không thể cầm được nước mắt.

Những đứa trẻ "Mong Mỏi" và niềm hạnh phúc của nữ chuyên gia IVF "mát tay": "Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi" - Ảnh 1.

Bác sĩ Thu Hiền và 2 bé Mong - Mỏi

19 năm tìm con, 10 lần chuyển phôi thất bại, anh Việt, chị Thuỷ đến tìm bác sĩ Hiền đầy vẻ rụt rè. Thời gian theo đuổi việc tìm con quá lâu, thất bại quá nhiều lần khiến anh chị đã tuyệt vọng. Chị Thuỷ xin tư vấn bác sĩ Hiền về phương án mang thai hộ.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không thực hiện phương pháp này, bác sĩ Hiền đã động viên anh chị thử IVF lần cuối cùng. Nhưng chính bác sĩ cũng áp lực vì phôi của anh chị đã gần cạn kiệt, thời gian theo đuổi quá dài, tuổi tác lớn dần theo năm tháng, nhưng còn nước còn tát. Cặp vợ chồng này đồng ý thử cơ hội cuối cùng nhưng không đặt quá nhiều hy vọng.

Những đứa trẻ "Mong Mỏi" và niềm hạnh phúc của nữ chuyên gia IVF "mát tay": "Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi" - Ảnh 3.

Thế nhưng, "ván cược" này anh chị đã thắng.

"Bao nhiêu lần gây mê, bao nhiêu lần chọc trứng, tiêm bao nhiêu thuốc, đổ bao nhiêu tiền, chờ đợi và rồi lại thất vọng, tôi đã từng không còn tin tưởng vào việc mình có thể tự mang thai nữa. Áp lực tâm lý lẫn áp lực kinh tế quá nặng nề. Nhưng vào lần gặp bác sĩ Hiền được bác sĩ vạch lộ trình, động viên, tôi đã coi đây là cơ hội cuối cùng có thể được hưởng hạnh phúc từ nỗi vất vả mang nặng đẻ đau của người phụ nữ. Và điều kỳ diệu thực sự đã đến. Giấc mơ của đời tôi giờ đã có thể chạm đến, nghe thấy. Nếu không có bác sĩ Hiền, có lẽ Mong Mỏi đã không thể ra đời", chị Thuỷ không giấu nổi niềm vui xen lẫn sự biết ơn đối với vị bác sĩ đã hết lòng vì vợ chồng mình.

2 vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân, đó là lý do việc tìm con của vợ chồng chị Thuỷ anh Việt lại trường kỳ và nhiều gian nan như thế. Thấu hiểu tâm lý lo lắng, không còn tin tưởng về khả năng thành công cũng như áp lực về tài chính, bác sĩ Hiền quyết định phải tìm bằng được yếu tố căn nguyên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn nhẹ nhàng, động viên nhằm tạo cho 2 vợ chồng tâm lý thoải mái nhất. Điều kỳ diệu đã đến. Sau 1 tháng, lần đầu tiên chị Thuỷ được nhìn thấy chiếc que thử thai 2 vạch. Và vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới, lần đầu vợ chồng chị được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ. "Vận may" đã đến ở cơ hội cuối cùng!

img
img

5 giờ chiều, Ths.BS Lê Thị Thu Hiền đang chăm chú đọc lại hồ sơ bệnh án vào lúc vắng bệnh nhân. Là Giám đốc chuyên môn của bệnh viện, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền coi đây như một thói quen sau giờ làm để tìm cho ra phương án tối ưu nhất giúp biến giấc mơ làm cha mẹ cho bệnh nhân hiếm muộn thành hiện thực.

Trong 20 năm làm nghề, bác sĩ Hiền đã gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác nhau của những gia đình hiếm muộn. Có người phụ nữ sảy thai nhiều lần đến mức tuyệt vọng, có cặp vợ chồng mắc bệnh lý gen hiếm gặp, có người chồng không có tinh trùng… đã mất mấy thập kỷ tìm con trong vô vọng... Họ có một điểm chung là đều mang theo nỗi lo âu khi đến viện và chỉ muốn tới đây là có thể kết thúc chặng đường "tìm con" của mình.

Năm 2005, khi chuyên ngành hiếm muộn còn khá mới mẻ với nhiều người, thậm chí nhiều gia đình nghĩ rằng vô sinh là vô vọng nhưng chị đã là một trong những người gieo mầm sống đầu tiên ngay từ lúc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội ngày ấy chỉ là một phòng khám trên đường Hoàng Quốc Việt. Chị là hạt nhân được ban giám đốc cử đi học sâu hơn chuyên ngành hiếm muộn và thật trùng hợp chị cũng rất tâm huyết với lĩnh vực này. 

"Càng học tôi càng thấy cuốn và càng muốn tìm hiểu về ngành này. Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi. Người ta cũng nói rằng là nếu như được làm nghề mình yêu thích, luôn cố gắng với nghề đó và sống được bằng nghề thì đấy là người hạnh phúc. Và giờ đây tôi là người rất hạnh phúc", bác sĩ Hiền chia sẻ.

img
img

"Bác sĩ Hiền Nam Học" hiện đang được mệnh danh là nữ chuyên gia IVF "mát tay" nhất nhì trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Gần 20 năm theo đuổi ngành hiếm muộn, gần 11 năm làm thụ tinh ống nghiệm (IVF), bác sĩ Hiền không thể nhớ chính xác đã thực hiện thành công cho bao nhiêu gia đình hiếm muộn, nhưng chắc chắn đã có hàng ngàn em bé ra đời, những em bé "Mong Mỏi" hoặc "Hy Vọng" đã làm nên tiếng cười đủ đầy, viên mãn trong từng gia đình nhỏ.

20 năm gắn bó với ngành y nhiều vất vả, đổi lại Ths.BS Lê Thị Thu Hiền có được niềm hạnh phúc ít người có được, ấy là khoảnh khắc nhìn thấy giọt nước mắt của những ông bố, bà mẹ vào lúc đứa con sau bao nhiêu năm mong mỏi của họ hiện diện bằng xương bằng thịt. Đã có hàng ngàn cặp đôi như thế, có hàng ngàn đứa trẻ ra đời nhờ nữ chuyên gia IVF "mát tay" ấy.

Nhiều người có tâm lý sợ bác sĩ nhưng gặp "bác Hiền" thì bệnh nhân nào cũng cảm thấy có điểm tựa. Giọng nói ấm, nụ cười tươi của bác sĩ Hiền 20 năm qua đã là cứu cánh thắp nên hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng "khát con", thèm tiếng cười thơ trẻ. Bác sĩ Hiền cho biết: "Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị vô sinh hiếm muộn, nên các bác sĩ không chỉ hỗ trợ cho bệnh nhân về kỹ thuật, kinh nghiệm mà còn phải là chỗ dựa tinh thần cho bệnh nhân nữa".

Hiện tại dù có hàng ngàn đứa trẻ nhờ sự "mát tay" của bác Hiền ra đời. Có mười mấy đứa trẻ gọi bác sĩ Hiền là mẹ, vì các gia đình cảm kích trước tay nghề và sự tâm huyết của bác sĩ mà họ đã cho con nhận bác sĩ Hiền làm mẹ nuôi. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng nhìn hình ảnh những em bé lớn lên mỗi ngày chị cũng cảm thấy có sự kết nối nào đó chảy trong huyết quản của mình. 

"Vào dịp Tuần lễ vàng – Ươm mầm hạnh phúc hàng năm của bệnh viện thì bố mẹ cũng đưa các em bé đến gặp "mẹ Hiền". Mỗi dịp như thế lòng mình lại cảm thấy vui và ấm áp vô cùng", bác sĩ Hiền tâm sự cùng ánh mắt lấp lánh.

Tuần Lễ Vàng là chương trình hỗ trợ cộng đồng thường niên của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tính đến nay, đã có hàng nghìn cặp vợ chồng được nhận hỗ trợ từ chương trình. Bắt đầu từ năm 2019, Bệnh viện triển khai thêm chương trình TTTON miễn phí cho các trường hợp hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp cả nước nhằm hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân.
img
img
img

Công tác lâu năm trong ngành y, điều trị các vấn đề vô sinh hiếm muộn, Ths.BS Lê Thị Thu Hiền đã chứng kiến và hỗ trợ sinh sản cho biết bao cặp vợ chồng với những hoàn cảnh khác nhau. Tất cả họ đều có chung một khát khao về một mái ấm vẹn tròn, được làm mẹ, làm cha. 

"Khát khao làm mẹ là niềm khát khao về tình mẫu tử thiêng liêng. Thấu hiểu những khó khăn vất vả, mong ngóng con yêu của các cặp vợ chồng, bên cạnh việc theo dõi điều trị, nhiều khi mình còn kiêm luôn vai trò tư vấn tâm lý, động viên, an ủi, sát cánh cùng bệnh nhân vượt qua những lo âu để có một tinh thần thoải mái nhất, chuẩn bị tốt nhất để đón con yêu sau nhiều năm mong ngóng", bác sĩ Hiền cho biết.

Con đường đi tìm con yêu của những gia đình hiếm muộn thường rất dài và tốn kém. Áp lực tâm lý nặng nề nên sự kiên trì, nỗ lực từ chính bệnh nhân và những động viên, chia sẻ của người thân, gia đình là rất cần thiết. Điều này góp phần không nhỏ giúp những người vợ thoải mái tâm lý, tăng khả năng thành công khi thực hiện hỗ trợ sinh sản. Quan trọng không kém, sự thấu hiểu, đồng cảm và động viên tinh thần của những y bác sĩ cũng giúp các cặp vợ chồng muộn con có thêm động lực, niềm tin sớm đón được con yêu.

img
img
img
img

"Trong rất nhiều năm làm nghề y, điều trị các vấn đề liên quan đến vô sinh hiếm muộn, mỗi lần bệnh nhân báo có thai thì đó là niềm hạnh phúc vô bờ đối với tất cả các bác sĩ. Bệnh nhân có thai và giữ được thai, đón con yêu thành công đấy chính là mục đích các bác sĩ hướng tới", bác sĩ Hiền nhấn mạnh.

Làm công tác quản lý của một Bệnh viện chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn, Ths.Bs Lê Thị Thu Hiền luôn muốn mang tới sự gần gũi, tận tâm nhất đến người bệnh. Bác sĩ Hiền cho hay, trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, tâm lý của bệnh nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị, chính vì thế, bác sĩ nếu điều trị không bằng cái tâm thì kết quả chưa thể tối ưu.

Những đứa trẻ "Mong Mỏi" và niềm hạnh phúc của nữ chuyên gia IVF "mát tay": "Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi" - Ảnh 14.

Bác sĩ Hiền hiểu rõ thực hành và quản lý phải đi đôi với nhau nên bác sĩ không chọn cách quản lý đơn thuần. Bác sĩ Hiền chọn cách gắn mình với phòng khám và người bệnh. Công việc cuối ngày chị dành cho vai trò nhà quản lý. Sáng tư vấn và chọc trứng, chiều tư vấn và chuyển phôi, công việc cứ thế trôi đi, nhưng bác sĩ Hiền cho rằng mình đã sống có ích từng giây từng phút và luôn cho cuộc sống của mình sự thú vị bằng cách chuyên tâm với công việc.

Giá trị cốt lõi của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là sự tin tưởng, tận tâm, chất lượng điều trị nên mỗi bác sĩ cũng theo kim chỉ nam này mà hành động. Là nữ quản lý một bệnh viện về hiếm muộn uy tín hàng đầu, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền luôn có những cách gần gũi bệnh nhân nhất có thể. Để có một phương pháp điều trị toàn diện không chỉ là kỹ thuật, là máy móc và tay nghề mà còn bao gồm cả cái tâm của người bác sĩ để mang đến cho bệnh nhân sự thoải mái nhất. 

"Chất lượng điều trị là mục đích hướng tới, tuy nhiên sự tin tưởng của người bệnh là điều mà mỗi bác sĩ cần tập trung thực hiện", trên cương vị người làm nghề và nhà quản lý bác sĩ Hiền nói. Sự tận tâm phục vụ bệnh nhân ở tất cả các bộ phận, từ người bảo vệ đến lễ tân, tạp vụ và đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, bác sĩ… nếu tạo được thành một khối thống nhất sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy ấm áp gần gũi, thoải mái tâm lý và an tâm điều trị.

Những đứa trẻ "Mong Mỏi" và niềm hạnh phúc của nữ chuyên gia IVF "mát tay": "Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi" - Ảnh 16.

Là một người vui tính, dễ đồng cảm thấu hiểu bệnh nhân nhưng trong công tác quản lý bác sĩ Hiền lại tự nhận xét mình là một người khó tính và nghiêm khắc. Điều tưởng mâu thuẫn này nhưng lại bổ trợ cho nhau một cách hợp lý, tạo nên một nữ chuyên gia hiếm muộn uy tín. Với đặc thù ngành y không cho phép một sự sai sót nào trong công tác chuyên môn nên việc giám sát chặt chẽ hoạt động của bệnh viện là cần thiết. Bác sĩ Hiền chia sẻ: "Làm quản lý nên cần cứng khi giám sát chặt chẽ anh em. Vì nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân".

Những đứa trẻ "Mong Mỏi" và niềm hạnh phúc của nữ chuyên gia IVF "mát tay": "Đúng như một cơ duyên, nghề thật sự đã chọn tôi" - Ảnh 16.

Luôn có sẵn trong mình tình yêu với con trẻ, sự cảm thông với người phụ nữ và khát khao chính đáng mong được làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng hiếm muộn, bác sĩ Hiền không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức y khoa mới, tích lũy kinh nghiệm vì mục tiêu mang đến tiếng khóc, tiếng cười trẻ thơ trong từng mái nhà. 

Hôm nay là bé Mong Mỏi xuất hiện sau 2 thập kỷ và ngày mai sẽ là bé Hạnh Phúc, hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn mong con, hạnh phúc cho nữ bác sĩ tận tâm với nghề thấu hiểu khát khao làm cha, làm mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng hiếm muộn.