Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách "một gang tay"

Thục Hạnh,
Chia sẻ

Nhiều con sông tại TP Huế nước đã tràn bờ, lũ tại đây đang lên rất nhanh, có thời điểm chỉ còn cách 1 gang tay là đạt đến mức lũ lịch sử năm 1999.

Nỗi ám ảnh mang tên "Đại hồng thủy năm 1999"

Trận lũ lụt lịch sử với tên gọi "Đại hồng thủy năm 1999" đã xảy ra cách đây 18 năm. Đó là trận lũ mà mưa bắt đầu vào đêm 1/11 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước.

Trong đó, tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất sau đợt lũ kinh hoàng này là Thừa Thiên-Huế. Đối với người dân nơi đây, đợt lũ lịch sử đã đi vào ký ức khó phai mờ và trở thành nỗi ám ảnh không thể nào quên.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 1.

Những cánh tay đói lả nhận thức ăn tại Ngã ba Tuần - Thừa Thiên Huế trong ngày thứ 5 của trận lụt năm 1999. Ảnh: Internet.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 2.

Đại nội Huế chìm trong biển nước sau trận lụt kinh hoàng. Ảnh: Internet.

Trận "Đại hồng thủy năm 1999" đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính gần 3.800 tỷ đồng, tính tại thời điểm năm 1999.

Thừa Thiên-Huế được xem là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ lịch sử này. Trong tổng số 595 người chết của đợt lũ thì Thừa Thiên-Huế đã chiếm quá nửa với 372 người chết. Hàng loạt nhà dân bị nước lũ tràn vào làm cuộc sống của những hộ dân này lâm vào cảnh khó khăn. Đã có những người phải bỏ cả tính mạng mình để cứu sống những người khác gặp hoạn nạn.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 3.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 4.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 5.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 6.

Khung cảnh tang thương khi trận lũ nhấn chìm Thừa Thiên-Huế - Ảnh: Internet.

Lũ lụt kinh hoàng kéo dài nhiều ngày khiến nhiều người phải ngồi tránh lũ trên những nóc nhà suốt 3-4 ngày đêm, đói, lạnh và tưởng chừng kiệt sức. Nước chảy xiết ở các ngã đường, trâu bò lợn gà, tài sản và cả xác người trôi la liệt trong lũ.

18 năm sau, nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách "một gang tay"

Những ngày qua, sự xuất hiện của 3 yếu tố gây mưa điển hình tại miền Trung là hoàn lưu do bão số 12, gió đông ở trên cao và gió đông bắc của không khí lạnh tương tác với địa hình, nhiều tỉnh miền Trung đều có lũ ở tình trạng khẩn cấp. Ở Thừa Thiên - Huế, nước lũ lên quá cao và nhanh khiến người dân lo ngại trận "Đại hồng thủy năm 1999".

Clip: Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách "một gang tay" - Nguồn: VTV.

Theo đó, mưa lớn từ ngày 4/11 đến hôm nay kèm thủy điện Bình Điền và Tả Trạch xả lũ khiến sáng nay, nhiều con sông tại TP Huế nước đã tràn bờ, lũ tại đây đang lên rất nhanh, có thời điểm chỉ còn cách 1 gang tay là đạt đến mức lũ lịch sử năm 1999.

Hiện các tuyến đường ở trung tâm TP Huế đã bị ngập 0,3-0,5 m, có nơi hơn một mét. Phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) ngập sâu 0,8-1,2 m, người dân phải di chuyển bằng đò.

Nhìn lại cơn lũ lịch sử ở Huế năm 1999 và nguy cơ thiên tai lập lại chỉ còn cách một gang tay - Ảnh 7.

Nước lũ ở Huế đang lên rất nhanh khiến người lo ngại có thể đạt mức lũ lịch sử năm 1999 - Ảnh: Hà Nam.

Nước lũ từ sông Bồ và sông Hương tràn về hạ nguồn quá nhanh, khiến nhiều tuyến đường qua các huyện Phú Vang, Quảng Điền, thị xã Hương Trà... bị chia cắt. Giao thông ở Thừa Thiên Huế tê liệt khi khắp nơi trắng xóa nước lũ.

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện nay lũ trên các sông đang lên, riêng sông Bồ đứng. Cụ thể mực nước lúc 11 giờ trên sông Hương tại Kim Long 3,74 m, trên báo động 3 là 0,24 m; sông Bồ tại Phú Ốc 5,03 m, trên báo động 3 là 0,53 m; sông Tả Trạch tại Thượng Nhật 59,59 m, trên báo động 1 là 0,59 m...

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi của các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và ngập lụt sâu, thời gian kéo dài các vùng thấp trũng của huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, TP Huế.

Chia sẻ