Nhà vệ sinh bẩn, trẻ nhịn tiểu và hiểm họa khôn lường cho sức khỏe

Saga,
Chia sẻ

Vừa về đến nhà, con của chị T. đã quăng cặp xách xuống chạy thục mạng vào nhà vệ sinh (NVS). Hỏi ra mới biết, do nhà vệ sinh trường dơ nên bé nín tiểu để về nhà…giải quyết.

Nhịn tiểu vì nhà vệ sinh dơ

Chị T cho biết: “Ngày nào ngồi lên xe mẹ chở về con gái tôi cũng hối về lẹ. Vừa tới nhà là quăng cặp chạy thục mạng vào nhà vệ sinh để giải quyết. Có hôm đường kẹt xe quá, bé lỡ ra quần và khóc vì xấu hổ. Hỏi ra mới biết bé không dám đi vệ sinh vì bồn cầu dơ, cửa hư nên phải vừa giải quyết vừa …vịn cửa”.

Thực trạng nhà vệ sinh xuống cấp, học sinh không dám đi vệ sinh đã được phản ánh rất nhiều. Thế nhưng, việc trẻ em nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến những bệnh nguy hiểm về thận mới thực sự là hậu quả mà nhiều học sinh ở nông thôn và thành phố đang đối mặt.


Như Thanh Niên ( bài “Trường không có nhà vệ sinh” đăng ngày 5.11.2016) đã đưa tin, nhiều trường học ở tỉnh Kon Tum không có nhà vệ sinh hoặc đã xuống cấp trầm trọng khiến giáo viên và học sinh muốn đi đều phải... ra rẫy ra rừng hoặc là nhịn tiểu. Cụ thể, trường tiểu học Đăk Xú thuộc xã Đăk Xú huyện Ngọc Hồi có đến 750 học sinh nhưng chỉ có một khu vệ sinh 3 phòng cho cả nam và nữ dùng chung. Còn tại trường mầm non Họa Mi ở xã Sa Loong có một trường chính và 4 cơ sở trường lẻ nhưng chỉ trường chính là có nhà vệ sinh. Ở điểm trường thôn Cao Sơn, có 62 HS, có nhà vệ sinh làm bằng bê tông nhưng lỗ tiêu nhỏ, không có nắp đậy và không có cửa nên phải che bằng 2 tấm bạt.

Các em học sinh không dám đi vệ sinh ở trường mà phải chạy về nhà hoặc tìm nơi khác

Việc học sinh nhịn tiểu vì nhà vệ sinh dơ không chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn, đồi núi mà diễn ra ngay tại các thành phố lớn. Cuối tháng 10/2016, báo Bình Dương có bài đăng về loạt NVS xuống cấp ở các trường tiểu học tại thành phố này với tình trạng nền gạch, tường… bị hoen ố, sàn nhà ẩm ướt dễ dẫn đến trơn trượt, chất thải để vương vãi ra sàn nhà.  Thùng rác “biến” thành bồn chứa nước, mùi hôi nặng khiến không ít học sinh khó chịu đành phải nhịn tiểu.

Nguy cơ bệnh tật khi trẻ nhịn tiểu

Theo thông tin tại Khoa Thận niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, trung bình mỗi tuần có hàng chục trẻ em đến khám vì nhiễm trùng tiểu, trong đó ít nhất là một nửa bệnh nhi phải nhập viện điều trị. Hầu hết các trẻ thổ lộ là do nhà vệ sinh ở trường quá bẩn, tối lại phải đi chung với nhiều người, giáo viên không cho đi vệ sinh trong giờ học nên nín nhịn.

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhịn đi tiểu. Nếu để nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu (viêm thận nhiễm trùng), dẫn đến tạo sẹo trên thận. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương nhu mô thận, khi đó sẽ để lại di chứng nặng nề về sau như cao huyết áp, suy thận mạn.

Chất lượng nhà vệ sinh trường học luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh

Bác sĩ cũng chỉ ra thêm, để nhận biết trẻ nhịn tiểu phải xem bé có đi tiểu khoảng 5-6 lần/ngày không và khi trẻ có dấu hiệu tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng hay thoát nước tiểu do nhịn tiểu không nổi và bé phải gấp rút chạy vào nhà vệ sinh cũng là dấu hiệu phải lưu ý.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới công bố về số người mắc và chết do tiêu chảy cấp hiện vẫn được xếp thứ 4 trong 10 nguyên nhân dẫn đầu của bệnh nhân nhập viện. (năm 2014). Trong đó, nhà vệ sinh trường học được xem là nơi phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất. Thực tế, hơn 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh xuất phát từ trường học nhiều hơn từ nhà – con số này được Unicef Việt Nam đưa ra khi lý giải nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Tháng 9/2016, kết quả của một khảo sát về NVS trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy 2700 nhà vệ sinh ngay tại thủ đô này chưa đạt chuẩn, dẫn đến nhiều mối lo ngại về sức khỏe của học sinh khi hội chứng nhịn tiểu của các em lại phổ biến.

Có thể nói tình trạng học sinh phải nhịn tiểu vì NVS dơ, không đảm bảo an toàn vẫn tiếp diễn dù trước đó đã có nhiều chính sách được đề ra để xây dựng NVS đủ chuẩn cho HS. Thậm chí, tháng 8/2016 trong hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016, phó Thủ Tướng Trần Đức Đam cũng đã nhấn mạnh phải chấn chỉnh, cải tạo NVS cho HS có môi trường tốt học tập. Tuy nhiên câu hỏi Bao giờ NVS trường học đúng nghĩa vệ sinh? Câu hỏi vẫn còn nhiều bỏ ngỏ!


Ngày 19/11/2016, hưởng ứng Ngày Nhà Vệ Sinh Thế Giới đồng thời chung tay với những trẻ em khao khát có được nhà vệ sinh sạch sẽ, VIM thực hiện chiến dịch Góp dặm chạy cùng VIM kêu gọi cộng đồng cùng góp sức biến ước mơ nhà vệ sinh trường học sạch và an toàn của trẻ em nông thôn thành hiện thực. Chương trình Góp dặm chạy cùng VIM hy vọng chấm dứt thực trạng trẻ em phải nhịn tiểu hay chịu đựng giải quyết nhu cầu cơ bản trong môi trường không lành mạnh để câu chuyện học sinh không có nhà vệ sinh đạt chuẩn không còn là nỗi đau, nhức nhối của các thế hệ.

Chương trình sẽ được diễn ra vào ngày 19-11-2016 tại Hà Nội với ước mong chia sẻ nhữngbức xúc của phụ huynh và học sinh về vấn đề vệ sinh của trường học. Cùng đóng góp tại https://www.adayroi.com/cung-vim-gop-dam-chay-lp1349

Chia sẻ