Dù con có thích đến mấy cũng không nên cho trẻ ăn quá lượng bánh Trung thu này mỗi lần H.Thanh, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Bánh Trung thu với thành phần nhiều đường và chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị quá tải nếu ăn nhiều. Lỡ tay làm rơi bánh kem, cậu nhóc tiếc đứt ruột nhưng vẫn "cố tỏ ra là mình ổn", diễn viên tương lai là đây chứ đâu! Mẹ hì hục làm “món tủ” cho con nhưng vừa bê ra thì bé khóc thét, ánh mắt thất thần nhìn chiếc bánh trông vừa thương vừa buồn cười Chất béo trong 1 chiếc bánh Trung thu gấp đôi lượng chất béo trong 1 bát phởTrung thu là một trong những dịp trẻ nhỏ vô cùng háo hức. Ngoài việc được rước đèn, được phá cỗ, được chơi đồ chơi hay tham gia vào các lễ hội truyền thống thì Trung thu còn là dịp trẻ được thưởng thức những mâm ngũ quả đầy màu sắc bắt mắt, trong đó không thể thiếu món bánh Trung thu. Ngày nay, khi thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu bánh Trung thu với nhiều vị khác nhau, món bánh này càng trở nên hấp dẫn trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ hảo ngọt.Ngoại trừ bánh cho người ăn kiêng, còn hầu hết bánh Trung thu đều ngọt và béo ngậy, cung cấp nhiều năng lượng. Vì bánh rất giàu năng lượng từ đường và chất béo, món bánh hấp dẫn này lại tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ thừa cân, béo phì.Theo ước tính của Viện dinh dưỡng quốc gia, chia theo thành phần dinh dưỡng:- 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170g cung cấp 566 kcal, 16,3g chất đạm, 6,6g chất béo, 110,2g đường.- 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 170g chứa 648 kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần bát phở bò).Lượng chất béo trong 1 chiếc bánh Trung thu bằng 1 – 2 lần lượng chất béo trong 1 bát phở bò hoặc phở gà (Ảnh minh họa).- 1 cái bánh nướng khoảng 170g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g chất đạm, 31,5g chất béovà 87,5g đường- 1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng khoảng 170g cung cấp 648 kcal, 19,5g chất đạm, 27,5g chất béo, 80,6g đường.Lượng bột đường của 1 chiếc bánh dẻo hoặc 1 bánh nướng bằng 2 – 3 bát cơm (1 bát cơm 258g).Nếu ăn quá nhiều, trẻ béo phì hoặc trẻ rối loạn dung nạp glucose có thể bị tiểu đường. Còn ở trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh Trung thu vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng. Nghiên cứu mới cho thấy một số loại sữa bột dành cho trẻ em có chứa hàm lượng đường cao hơn một lon nước ngọtĐọc ngay Lượng chất béo trong 1 chiếc bánh Trung thu bàng 1 – 2 lần lượng chất béo trong 1 bát phở bò hoặc phở gà. Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Trong khi đó, các vitamin trong bánh không nhiều lắm, đồng thời qua chế biến và bảo quản cũng đã hao hụt đáng kể.Trẻ có thể ăn bao nhiêu bánh Trung thu?Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên những thức ăn có nhiều chất béo, lượng đường cao như bánh Trung thu không phù hợp với trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể căn cứ vào lứa tuổi của trẻ để cân nhắc cho trẻ ăn bánh Trung thu hay không. Cụ thể như sau:- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: Trẻ chưa ăn dặm không nên ăn bánh Trung thu.- Trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi: Bé có thể thử 1 miếng nhỏ, tuy nhiên chú ý đến nguy cơ hóc nghẹn và thành phần nhân bánh xem có loại hạt nào dễ gây dị ứng hay không. Những loại bánh quá ngọt, quá béo cũng không nên cho bé thử.- Trẻ từ 3 tuổi trở lên:Bánh Trung thu rất khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy bố mẹ nhất định phải khống chế lượng ăn cho trẻ. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mỗi lần trẻ chỉ nên ăn một miếng bằng 1/8 chiếc bánh 200g. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều bánh Trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, dẫn đến chướng bụng, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy...Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý sau khi cho trẻ ăn bánh Trung thu, trẻ cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn.Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày. Nếu trẻ đã ăn bánh Trung thu, khẩu phần ăn trong ngày phải trừ bớt phần do bánh cung cấp. Chẳng hạn, trẻ đã ăn 1/2 bánh dẻo hoặc bánh nướng thì ngày hôm đó trẻ phải ăn bớt đi 1 bát cơm cùng lượng thức ăn tương ứng; đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm thì trẻ cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa. Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Gợi ý những bộ quà Trung Thu trẻ con nhà nào cũng thích Chia sẻ Thích Bánh trung thuViện Dinh dưỡng Quốc giaTrẻ béo phìDinh dưỡng trẻ nhỏTrung thuBéo phìDinh dưỡng cho trẻ