Nguyên nhân béo phì: phức tạp hơn bạn vẫn nghĩ!

,
Chia sẻ

Đầu tiên là chế độ ăn uống quá nhiều chất béo. Nhưng nếu bạn không ăn thì làm sao mà béo phì được? Vậy là do ý chí kém cỏi, không thể làm chủ bản thân?

Nhưng nghiên cứu mới nhất, do các nhà khoa học Úc và Mỹ phối hợp thực hiện đã chỉ ra rằng vấn đề có nguyên nhân sâu xa hơn, và đôi khi nằm ngoài quyền quyết định của bạn. Người béo phì cần được cảm thông hơn là chê trách.

Do não có vấn đề

Tại sao cùng một chế độ ăn uống mà có người phốp pháp hẳn ra, còn người kia vẫn roi roi? Nhóm các nhà khoa học ở Trường Đại học Yale, Mỹ đã có câu trả lời: đó là do cấu trúc não, vốn đã định sẵn từ trước khi sinh ra.



Thí nghiệm trên chuột, họ nhận thấy rằng những con chuột béo phì có sự khác biệt ở trung khu ăn uống trên não.

Có những neuron có nhiệm vụ phát tín hiệu khi nào bạn đã ăn đủ no và khi nào cần phải đốt cháy năng lượng.

Ở những con chuột béo phì các neuron này bị ù lì trong khi ở các con chuột có sức đề kháng với béo phì, chúng linh hoạt và nhạy cảm hơn nhiều. Chúng cho não và các mô biết khi nào đã đủ thức ăn.

Tamas Horvath, giáo sư trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng vấn đề không dừng lại ở đó.

Người béo phì cũng có khuynh hướng bị luôn não nước, trong khi người không béo thì không. Hệ quả là một khi đã béo phì thì rất khó để cho bạn giảm cân.



Não có vấn đề là do đâu?

Một nghiên cứu cũ hơn, của đại học Ohio, Mỹ vào năm ngoái cho rằng họ đã tìm ra một gene gây béo phì. Họ gọi gene đó là protein kinase C beta, tìm thấy trong các tế bào mỡ ở chuột.

Nhưng gene không thể lý giải cho việc béo phì gia tăng chưa từng có trong trẻ em ngày nay.



Các yếu tố của môi trường phải được xem xét. Và vai trò của người mẹ được nhấn mạnh. “Quan điểm mới là ngoài di truyền ra, ảnh hưởng của người mẹ lên quá trình hình thành của não là rất quan trọng: con người ta có sức đề kháng với béo phì hay không đã được quyết định từ trong bụng mẹ”, giáo sư Horvath nói.

Theo Tuổi trẻ Online
Chia sẻ