Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ

A.D,
Chia sẻ

Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng suy giãn tĩnh mạch lại gây ra những khó khăn, ảnh hưởng không hề nhỏ về góc độ thẩm mỹ cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy tĩnh mạch

Sở dĩ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới xuất phát từ yếu tố hormone, vai trò mang thai, kèm theo những thói quen nghề nghiệp và đặc trưng trong lối sống. Cụ thể:

Yếu tố hormone: Estrogen tăng trong thời kì kinh nguyệt ở phụ nữ góp phần gây giãn tĩnh mạch, tăng việc ứ đọng máu ở chân. Là phụ nữ, việc mang thai nhiều lần, thai lớn chèn ép làm máu từ chân về tim khó khăn là yếu tố thuận lợi gây suy tĩnh mạch ở phụ nữ.

Tính chất công việc: Việc đứng hoặc ngồi lâu gây ra tăng áp lực tĩnh mạch, gây hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim khó khăn. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch. Đặc trưng này dễ gặp nhất ở nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng…

Nhu cầu làm đẹp: Đối với phái đẹp, một đôi giày cao gót sẽ mang đến sự tự tin tuyệt vời cho bất kì người phụ nữ nào tuy nhiên hiếm ai ngờ đến đó cũng là “kẻ tiếp tay” của bệnh suy tĩnh mạch (mang giày cao gót khiến lực tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, đưa đến lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể.). Bên cạnh đó, việc mặc quần áo bó sát, nhất là ở vùng eo và vùng đùi làm cản trở máu về tim làm tăng nguy mắc bệnh ở phụ nữ.

Thói quen “ngồi vắt chéo chân”: lặp lại hàng ngày sẽ ngoài việc gây ra các bệnh về lưng, cổ, đặc biệt còn ảnh hưởng đến tĩnh mạch của bạn.

Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ - Ảnh 1.

Cơ địa – phụ nữ khi mang thai: Theo nghiên cứu, có hơn 40% phụ nữ trong quá trình thai kì mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Sự thay đổi nội tiết tố về gia tăng lượng progesterone gây ra tình trạng giãn và thai nhi lớn chèn ép làm máu ở chân về tim khó khăn hơn khi phụ nữ mang thai.

Hiểu sai gây biến chứng nặng

Rất nhiều người đang hiểu sai về các biến chứng, hậu quả của bệnh suy tĩnh mạch. Đa số các bệnh nhân đều nhận định giãn tĩnh mạch chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, tuy nhiên giãn tĩnh mạch gây ra nhiều biến chứng và khó khăn trong cuộc sống hơn tưởng tượng. Với biểu hiện đầu tiên bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu với các triệu chứng: cảm giác ngứa, châm chích dọc cẳng chân, mỏi chân, nặng chân, đau dọc bắp vế, cảm giác bị căng cơ. Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày hoặc sau khi đứng hay ngồi lâu. Vào thời điểm ban đêm, người bệnh thường gặp hiện tượng chuột rút (vọt bẻ), cảm giác có kiến bò trong ống chân có thể gây ra tình trạng mất ngủ, giảm tinh thần và năng suất lao động cho ngày hôm sau. Trong một số trường hợp biến chứng, có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn, gây viêm tĩnh mạch, loét chân, nhiễm trùng rất khó để bệnh nhân điều trị.

Về mặt biểu hiện bên ngoài, ban đầu hình thành những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh ngoằn ngoèo nổi trên da. Khi bệnh ở những giai đoạn phức tạp hơn, da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù nề, sần sùi xen kẽ các vùng da mất sắc tố gây mất thẩm mỹ đôi chân.

Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ - Ảnh 2.

Biến đổi da do bệnh tĩnh mạch (rối loạn sắc tố; chàm; nhiễm mỡ xơ bì)

Chủ động phòng bệnh để vững bước mỗi ngày

Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới đang chiếm một tỉ lệ lớn, số lượng người trẻ bị bệnh này cũng đang có xu hướng tăng lên do áp lực và tính chất công việc. Do đó việc tốt nhất bạn có thể làm đó là nâng cao nhận thức và chủ động phòng ngừa bệnh để không phải lo lắng cho đôi chân của mình cũng như lo lắng về việc phải điều trị như thế nào để để khỏi bệnh. Tham khảo các trang thông tin chính thống để hiểu biết hơn và tự bảo vệ cho chính bản thân hay người thân.

Ngoài ra, lời khuyên tốt nhất là nên có kế hoạch khám và tầm soát định kì. Đặc biệt, khi gặp các dấu hiệu bất thường như đã nói trên, chúng ta nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị sớm và hiệu quả.

Ngay cả khi bạn chưa mắc giãn tĩnh mạch chân, đây là một điều may mắn. Bạn nên tiếp tục duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh; chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung chất xơ và vitamin. Tích cực tập thể dục thể thao, những bài tập tốt cho chân. Trong quá trình vận động và làm việc, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. mặc quần quá chật hoặc đi giày dép cao gót quá nhiều để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới.

Một số bài tập tốt cho đôi chân và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch, tham khảo thêm tại đây: https://www.facebook.com/YeuDoiChanMinh/

Chia sẻ