Nguồn lây nhiễm của bệnh nhân COVID-19 Hà Nam từ đâu?

Vũ Em,
Chia sẻ

Theo các chuyên gia, cần xem xét nhiều yếu tố để xác định nguồn lây nhiễm của BN 2899 tại Hà Nam dương tính với SARS-CoV-2 sau khi trở về từ khu cách ly.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, có thể có các khả năng lây nhiễm sau:

Thứ nhất, bệnh nhân có thể lây nhiễm ngay trong khu cách ly. Sau khi rời khỏi khu cách ly mới phát bệnh

Thứ hai, bệnh nhân có thể có trên 14 ngày ủ bệnh. Vì số ít trường hợp thời gian ủ bệnh không ấn định hoàn toàn 14 ngày.

Thứ ba, bệnh nhân có được xét nghiệm vào ngày thứ 14 không.

Thứ tư, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm trong quá trình di chuyển về nhà hay không.

Tất cả nguyên nhân này theo chuyên gia cần điều tra cụ thể mới có thể có kết luận chính xác. Theo quy định hiện nay, thời gian cách ly tập trung của Bộ Y tế cơ bản đảm bảo an toàn. Sau 14 ngày cách ly và 3 lần âm tính, bệnh nhân cần phải về nhà theo dõi sức khỏe và tiếp tục hạn chế tiếp xúc.

Trước đó, tối 29/4, Bộ Y tế công bố các ca bệnh: BN2899, BN2901, BN2903, BN2908-BN2909 (là các ca trong 1 gia đình tại Hà Nam) và BN2910 (tại thành phố Hồ Chí Minh).

Đây là chùm ca bệnh liên quan đến bệnh nhân BN2899 từ Nhật Bản trên chuyến bay VJ3613 nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng ngày 7/4. Bệnh nhân cách ly tập trung 14 ngày ở Đà Nẵng, kết quả xét nghiệm 3 lần vào các ngày 8/4, 12/4 và 21/4 đều âm tính.

Ngày 22/4, bệnh nhân trở về Hà Nam, tự cách ly tại nhà. Sáng 24/4, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau họng, người nhà ra trạm y tế xã khai báo, cơ quan chức năng đến lấy mẫu, điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Chia sẻ