Người sếp của năm: Nhân viên mệt mỏi hay say xỉn thì cứ làm việc ở nhà, đừng dối trá là được!

Quiry,
Chia sẻ

Được mặc những bộ đồ pyjamas và làm việc ngay trên chiếc giường ấm êm của mình thì còn gì tuyệt bằng, người sếp này quả là tâm lý!

Nhân viên tại một công ty có trụ sở ở Bolton (Anh) chỉ cần gọi điện cho sếp vào buổi sáng và nói rằng họ không sẵn sàng để đi làm. Tất nhiên họ ở nhà không có nghĩa là họ chẳng làm gì cả. Công ty muốn những giờ làm của nhân viên trở nên thoải mái hơn khi ở nhà.

Giám đốc và nhà đồng sáng lập công ty - Lee Frame đã mô tả ý tưởng này như một cách để đổi mới nhằm thu hút thế hệ trẻ làm việc hơn.

Cho phép nhân viên làm việc ở nhà sau những cuộc vui thâu đêm say xỉn, cấp trên này xứng đáng được mệnh danh là sếp của năm với lý do không ngờ! - Ảnh 1.

Người đàn ông 33 tuổi này cũng giải thích thêm: "Thà là nhân viên nói thật còn hơn họ giả vờ bị bệnh để nói dối. Họ chẳng cần phải sắp xếp lịch trước cả tuần. Chỉ cần gọi điện và hỏi liệu họ có thể làm việc tại nhà hay không.

Thực sự điều này đã hiệu quả, nhân viên thấy được sự tin tưởng của chúng tôi. Và đó là lý do vì sao chính sách của tôi không bị lạm dụng. Nhân viên của chúng tôi nên chủ động thay vì sợ hãi, lo lắng. Nếu như chính sách này không hiệu quả, chúng tôi sẽ suy nghĩ lại nhưng đến giờ nó vẫn chứng minh là đã thành công."

Nguyên nhân sâu xa của quyền lợi đặc biệt từ giám đốc là bởi ông cho rằng những người đã lập gia đình khi đi làm nhận được nhiều đặc ân hơn những ai chưa có chồng con. Lee Frame giải thích thêm, nhân viên của anh thường ra ngoài buổi tối bàn chuyện công việc và có thể dùng đồ có cồn. Nên họ được phép nghỉ ngơi sau cuộc vui vào ngày hôm sau.

Cho phép nhân viên làm việc ở nhà sau những cuộc vui thâu đêm say xỉn, cấp trên này xứng đáng được mệnh danh là sếp của năm với lý do không ngờ! - Ảnh 2.

Ellie Entwistle, 19 tuổi, làm quản lý PR tại phòng thí nghiệm Audit có trụ sở tại Bolton đã tận dụng tối đa quyền lợi từ sếp.

"Trong 12 tháng vừa qua, tôi đã có 2 ngày say xỉn sau khi đi uống đêm với bạn bè và 3 ngày là để ra ngoài vì công việc. Tôi yêu thích chính sách này bởi điều này chứng tỏ sếp rất tin tưởng tôi, chắc chắn tôi cũng đánh giá cao họ đồng thời điều ấy có nghĩa tôi đã làm việc chăm chỉ.

Làm việc ở nhà đôi khi hiệu quả hơn. Bởi tôi chẳng phải thức dậy sớm, trang điểm và đi lại trên đường. Tất cả những gì tôi phải làm là uống cà phê, bật máy tính xách tay và làm việc. Tôi có thể làm việc từ giường hoặc ghế sofa nếu tôi cần." - Ellie cho biết.

Cho phép nhân viên làm việc ở nhà sau những cuộc vui thâu đêm say xỉn, cấp trên này xứng đáng được mệnh danh là sếp của năm với lý do không ngờ! - Ảnh 3.

Theo số liệu do Viện Cán bộ và Phát triển (CIPD) công bố, khoảng 84% các sự kiện tại chốn công sở liên quan đến rượu. Cùng với đó, 4/10 nhà quản lý nhân sự được khảo sát nói rượu còn có thể gây ra vấn đề trong công việc. Nhưng gần 50 phần trăm các nhà quản lý cho biết có một số đồ uống tại các sự kiện xã hội có tác động tích cực đến tinh thần và liên kết đội nhóm.

Tiến sĩ Jill Miller, cố vấn tại CIPD trả lời phỏng vấn với BBC cho hay "Sự linh hoạt là rất tốt, điều đấy chứng tỏ nơi làm việc không chỉ dành cho những ai đã có gia đình. Tuy nhiên việc khuyến khích làm ở nhà đôi khi không tốt nếu nó gây ra sự tiêu thụ rượu quá mức. Các nhà tuyển dụng cần lưu ý khi thiết lập chính sách."

Thực sự, chính sách này sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu cả đôi bên tin tưởng lẫn nhau. Nếu bạn là một người sếp, liệu bạn có cho phép nhân viên làm việc tại nhà sau những đêm "say quên lối về"?

Theo T.S

Cho phép nhân viên làm việc ở nhà sau những cuộc vui thâu đêm say xỉn, cấp trên này xứng đáng được mệnh danh là sếp của năm với lý do không ngờ! - Ảnh 4.

Chia sẻ