Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do?

Minh Bùi ,
Chia sẻ

Trong trường hợp chị em không thuộc diện bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì có nên tham gia các loại hình quỹ tài chính? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa làm việc tự do ở nhà.

Nhiều người cho rằng làm việc tự do sẽ không phải đóng BHXH và đỡ tốn một phần thu nhập. Tuy nhiên suy nghĩ này nông cạn bởi việc tham gia các loại bảo hiểm sẽ giúp chị em rất nhiều khi về già hoặc lúc chẳng may mắc bệnh, tai nạn. Nhưng hình thức bảo hiểm nào sẽ được lợi nhất đối với dân freelance? Câu trả lời là BHXH tự nguyện.

BHXH tự nguyện là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do? - Ảnh 1.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH liệt kê các trường hợp tham gia BHXH tự nguyện gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

- Người lao động giúp việc gia đình.

Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do? - Ảnh 2.

- Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu.

- Người tham gia khác.

Lưu ý, những đối tượng nêu trên phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Cách thức tham gia BHXH tự nguyện

Theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện lần đầu, người lao động nộp Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Trong 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ cấp sổ bảo hiểm cho người lao động. Với thủ tục đơn giản, Nhà nước đang tạo điều kiện tốt nhất để mọi lao động được tham gia BHXH.

Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do? - Ảnh 3.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cũng theo Quyết định 595, cụ thể tại khoản 1 Điều 10, khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động phải đóng với mức như sau:

Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn

Trong đó, mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/người/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Lưu ý, người tham gia còn có thể lựa chọn đóng theo phương thức đóng hàng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần hoặc 12 tháng một lần.

Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do? - Ảnh 5.

Điều đặc biệt, theo khoản 1 Điều 12 Quyết định này, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Cụ thể, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:

- 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo.

- 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.

- 10% đối với các đối tượng khác.

Mức hỗ trợ hàng tháng được tính theo công thức:

Mức hỗ trợ = k x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn

Trong đó, k là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước:

- k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo.

- k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo.

- k = 10% với các đối tượng khác.

Tham gia BHXH bao lâu thì nhận được lương hưu?

Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện được nhận lương hưu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:

Về độ tuổi: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Về thời gian đóng: đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp người tham gia đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng chưa đủ 20 năm thì phải đóng cho đến khi đủ 20 năm. Do đó, theo quy định nêu trên, chỉ khi người tham gia BHXH tự nguyện đóng được ít nhất 20 năm thì mới được nhận lương hưu.

>> Xem thêm Infographic BHXH tự nguyện tại đây.

Người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để được lợi nhất khi làm việc tự do? - Ảnh 8.

Chia sẻ