Người gốc Á tại Mỹ trước làn sóng thù ghét: Nỗi sợ không biết đến lúc nào mới chấm dứt

J.D,
Chia sẻ

Các vụ tấn công được cho là phản ánh một phần của chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" - thứ đã định hình nước Mỹ nhiều năm qua.

Trước 3 tiệm spa - hiện trường vụ xả súng đẫm máu ở Atlanta (Georgia, Mỹ), người ta đặt hoa và cầu nguyện, bên cạnh là đám đông đang giơ cao tấm biểu ngữ "Stop Asian Hate" (tạm dịch: Ngưng thù ghét người châu Á). Lại một lần nữa, người Mỹ khóc thương cho số phận của những nạn nhân không phải da trắng bị thảm sát.

Vụ xả súng ngày 16/3 đã cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có 6 nạn nhân là phụ nữ gốc Á. Nghi phạm 21 tuổi, người da trắng, hiện đã bị cảnh sát bắt giữ phải đối mặt với nhiều bản án về giết người và nổ súng nơi công cộng.

 - Ảnh 1.

Hiện trường vụ xả súng tại Atlanta (Georgia)

Các cuộc điều tra về tội ác thù ghét với người châu Á, cùng sự phẫn nộ, nỗi đau và nỗi sợ mà người gốc Á tại Mỹ tưởng như chỉ gia tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Nhưng các nhà lập pháp cho biết, thực chất sự phân biệt nhắm đến người gốc Á cũng chẳng có gì là mới mẻ cả. Nó đã tồn tại từ rất lâu rồi.

Với nhiều người, vụ xả súng tại Atlanta chỉ là một ví dụ về chủ nghĩa "Da trắng thượng đẳng" đã tồn tại và định hình nước Mỹ. Ngay cả trong giới lãnh đạo, chủ yếu vẫn là người da trắng. "Người Mỹ gốc Á trở thành mục tiêu thù ghét và chúng ta cần nhận ra rằng, dù họ có thành công về mặt kinh tế và học thức, không có nghĩa họ được nhìn nhận hoàn toàn là một người Mỹ," - trích lời Pawan Dhingra, giáo sư ĐH Amherst chuyên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á.

Nỗi sợ kinh hoàng

Trong năm 2020, người gốc Á tại Mỹ đã trở thành mục tiêu bị công kích - cả về lời nói lẫn thể chất, do nỗi sợ về virus corona. Những vụ tấn công có phạm vi khá rộng, từ việc một người phụ nữ bị tấn công trong cửa hàng tiện lợi, cho đến ông lão 84 tuổi người Thái Lan bị xô ngã và tử vong khi đi dạo buổi sáng.

Khuôn mặt của các nạn nhân trong vụ xả súng để lại một nỗi sợ kinh hoàng dành cho cộng đồng Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương (AAPI).

"Thực sự rất khó để tả lại cảm giác này. Nó đau xót, dù đó chỉ là người bạn mới gặp, hoặc chưa từng gặp," - Ian, nhà văn 24 tuổi sống tại New York chia sẻ. "Về mặt tâm lý, có nhiều thứ hỗn độn xảy ra khi bạn nghe thấy có ai đó bị bắn, bởi ngoại hình, bởi họ trông giống người thân của bạn."

Người đàn ông châu Á sau khi bị tạt nước đã chống trả lại kẻ tấn công mình

Bản thân Ian - một người gốc Á - cũng thường xuyên là mục tiêu bị phân biệt chủng tộc. Anh nằm trong số 300 người gốc Á đã chia sẻ câu chuyện tới CNN.

1 tuần sau vụ thảm sát, phong trào chống lại nạn thù ghét người châu Á đã lan rộng tại nhiều thành phố, bao gồm Denver, New York và San Francisco. Cynthia Choi, một trong số những người sáng lập tổ chức Stop AAPI Hate, nước Mỹ như đang chuyển mình vậy.

Vụ bạo động ở đồi Capitol hồi tháng 1/2021, một số kẻ đã mang theo dấu hiệu của phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan "da trắng thượng đẳng".

Người đàn ông cao tuổi gốc Á bị xô ngã một cách thô bạo

"Các sĩ quan da màu khi đó không chỉ phải chống lại con người, mà là sự thù ghét về màu da," - Harry Dunn, một sĩ quan tại đồi Capitol cho biết. "Đó là thực tế, và khi họ dùng những từ ngữ đó, nó chứng minh rằng họ ghét chúng tôi, ghét cả màu da." Vụ bạo động hồi tháng 1 đã khiến 5 người chết và hơn 100 sĩ quan cảnh sát bị thương.

Một số nhà làm luật đã mô tả những kẻ gây rối thuộc "chủ nghĩa thượng đẳng" trong nhiều ngày sau đó.

Nguồn: CNN
Chia sẻ