Người dân thế giới thay đổi "chóng mặt" vì Covid-19

Thanh Bình,
Chia sẻ

Học sinh ngồi học trong thùng phiếu cũ, những lớp kính đặc biệt ở khắp mọi nơi và hát karaoke trong phòng cách ly - thế giới được trang bị đầy đủ để tiếp cận làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 22/10, toàn cầu ghi nhận 41.494.819 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.136.463 bệnh nhân tử vong và 30.917.487 ca bình phục. Dịch bệnh ảnh hưởng tới 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Danh sách 5 quốc gia đứng đầu bảng thống kê dịch bệnh Covid-19 bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Tây Ban Nha. Dịch bệnh bùng phát trở lại khắp châu Âu và lây lan với tốc độ chóng mặt tại Mỹ, buộc nhiều quốc gia phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa.

Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với lần lượt 8.584.819 và 227.409 ca. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận hơn 63.000 ca mắc mới - cao nhất thế giới, trong đó có 1.225 ca tử vong.

Trong 4 tuần qua, các bệnh viện tại Mỹ đã chứng kiến số ca nhập viện vì bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tăng 36%. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, 16 bang của Mỹ đã ghi nhận số ca nhập viện hằng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó có các bang vùng Trung Tây gồm Iowa, Kansas, Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota và Wisconsin.

Số ca nhập viện tại vùng Trung Tây vào ngày 20/10 đã lên tới 10.830 ca, làm dấy lên lo ngại nguy cơ quá tải ở các trung tâm y tế như giai đoạn đầu bùng phát dịch.

Châu Á cũng đang chứng kiến sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát trên diện rộng. Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đã nhất trí gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm một tháng nữa cho đến hết tháng 11 nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch và sẽ đề xuất lên Nội các để thông qua vào ngày 27/10.

Trong khi đó, Indonesia hiện là một trong những điểm nóng dịch bệnh với tổng số ca mắc lên tới 373.109 ca sau khi ghi nhận 4.267 ca mắc mới, buộc chính quyền tái áp đặt một phần lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực. Trong khi đó, Philippines đứng thứ 2 với 362.243 ca mắc và 6.747 ca tử vong.

Sau đây là chùm ảnh đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen của con người như thế nào:

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 1.

Cách người Thái Lan mua cà phê trước làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 2.

Thang máy bên trong tòa nhà văn phòng của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Sri Lanka.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 3.

Tiệm cắt tóc ở Santa Monica (Los Angeles) được chuyển ra ngoài vỉa hè.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 4.

Những thanh thiếu niên ở châu Âu giữ khoảng cách khi giao tiếp với nhau.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 5.

Một quán bar ở Ontario (Canada) quy định khách hàng hát karaoke biểu diễn trong phòng cách ly đặc biệt.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 6.

Xu hướng mới trong kinh doanh ở Tokyo khi khách hàng được làm việc trên vòng đu quay.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 7.

Hai thực khách cụng ly qua tấm kính an toàn.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 8.

Trong một rạp chiếu phim ở Manhattan.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 9.

Trong một công viên ở San Francisco, mọi người đều được cách ly trong những vòng tròn nhỏ riêng biệt.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 10.

Những người hâm mộ bóng đá Anh không được phép vào sân vận động, tuy nhiên, họ vẫn có cách để cổ vũ đội bóng yêu thích theo cách này.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 11.

Học sinh Thái Lan học trong những thùng phiếu cũ.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 12.

Hình ảnh giao thông công cộng trong giờ cao điểm.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 13.

Một lớp học yoga ngoài trời ở Toronto.

Người dân thế giới thay đổi 'chóng mặt' vì Covid-19 - Ảnh 14.

El Salvador, sau 5 tháng cách ly, cuối cùng người dân đã tìm ra cách mở cửa trở lại các câu lạc bộ thể dục. (Ảnh: Izvestia tổng hợp)

Chia sẻ