Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết

Lê Bảo,
Chia sẻ

Sáng ngày 30 Tết, dù bận trăm công nghìn việc nhưng người dân vẫn dành thời gian trang trọng để tảo mộ mời tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.

Tảo mộ là phong tục tốt đẹp của người Việt đã có từ xa xưa, với mục đích nhớ về cội nguồn về tổ tiên của gia đình, họ tộc. Mỗi vùng có một cách tảo mộ khác nhau, nơi có thể tảo mộ cách Tết ít ngày nhưng có vùng người dân chỉ mời tổ tiên về với gia đình đúng vào sáng ngày 30 Tết.

Cũng theo phong tục tốt đẹp này, khi gia đình đến phần mộ của gia tiên sẽ dọn dẹp, phát quang cây dại, thậm chí sơn sửa lại khuôn viên mới hơn, đẹp hơn. Sau khi thực hiện việc dọn dẹp xong gia chủ mới tiến hành dâng hương hoa, lễ vật để khấn vái báo công với gia tiên những việc trong năm vừa qua và cầu mong một năm mới mọi điều tốt đẹp.

Ở miền Bắc, khi gia đình đi tảo mộ thường dẫn theo trẻ nhỏ với mục đích giới thiệu và dạy cho con cháu biết công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, những người đã khuất núi. Sau tuần hương, cả gia đình sẽ mời tổ tiên về với gia đình đón Tết, mâm ngũ quả, lễ vật sẽ được bày biện sẵn và suốt 3 ngày Tết sẽ được hương khói liên tục.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 1.

Cách đây ít ngày, rất nhiều gia đình đang có người thân yên nghỉ tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) đã có mặt tại phần mộ của gia đình để tảo mộ, mời ông bà, tổ tiên về cùng đón Tết với gia đình.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 2.

Ông mất cách đây không lâu, chỉ còn lại bà nên bà được con cháu đưa lên tảo mộ, sửa sang, chỉnh trang lại phần mộ của ông đồng thời bà có cơ hội ngồi "trò chuyện" cùng ông.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 3.

Sau khi tiến hành sửa sang, chỉnh trang lại phần mộ của gia đình, tất cả các thành viên đều thành tâm báo cáo những việc của năm qua, đồng thời mong gia tiên phù hộ cho năm mới nhiều may mắn.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 4.

Lễ vật, hương hoa được đặt ngay tại phần mộ của gia đình đồng thời cùng khấn vái.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 5.

Ai cũng mong muốn người đã khuất được về nhà đón Tết cùng gia đình, con cháu.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 6.

Theo phong tục tại miền Bắc, lễ tảo mộ bắt đầu từ ngày 25 kéo dài đến trước 12h trưa ngày 30 Tết.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 7.

Dù bận trăm công nghìn việc nhưng ai ai cũng mong sẽ dành thời gian tới phần mộ của gia tiên trong những ngày cận kề Tết.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 8.

Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 9.

Đối với cư dân thành thị, những người đã khuất được mai táng trong các nghĩa trang ở thành phố, do vậy thường khó duy trì việc những người trong gia đình, dòng họ khi khuất núi được chôn cất gần gũi, đầm ấm với nhau như ở thôn quê.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 10.

Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

Người dân nô nức tảo mộ mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình ngày 30 Tết - Ảnh 11.

Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.

Chia sẻ