Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch

Hà Nguyễn,
Chia sẻ

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngồi nhiều có lượng mỡ nội tạng và mỡ bụng toàn phần cao hơn bình thường.

Mỡ nội tạng không nhìn thấy và quấn quanh gan, tuyến tụy và thận. Lượng mỡ xung quanh những cơ quan này cao được cho là có liên quan đến kháng insulin, một yếu tố gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là căn bệnh có thể phòng ngừa.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen ngồi lì ở bàn làm việc và nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại lớn nhất xảy ra ở những người không chịu đi ra ngoài trong thời gian rảnh rỗi.

Các phát hiện này đáng lo ngại vì rất nhiều người trong chúng ta có thói quen ngồi nhiều.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch - Ảnh 1.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen ngồi lì ở bàn làm việc và nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại lớn nhất xảy ra ở những người không chịu đi ra ngoài trong thời gian rảnh rỗi.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng mặc dù công việc bận rộn khiến chúng ta không thể rời khỏi bàn làm việc trong nhiều giờ thì các hướng dẫn về hoạt động hàng tuần có thể tạo ra sự khác biệt trong việc giảm nguy cơ mắc những bệnh có thể phòng ngừa này.

Tác giả chính của nghiên cứu gần đây nhất, Tiến sĩ Joe Henson tại Đại học Leicester, nói: "Chúng ta biết rằng dành thời gian dài ngồi một chỗ là không lành mạnh và là một yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Tương tự như vậy, lượng chất béo tích tụ bên trong cơ quan nội tạng của chúng ta cũng có thể khiến chúng ta mắc những bệnh này".

Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng thường không nhìn thấy.

Các chuyên gia cho biết ngay cả những người mảnh mai cũng có thể có lượng chất béo nguy hiểm này bên trong, nó được quấn quanh gan, tuyến tụy và thận.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch - Ảnh 2.

Các chuyên gia cho biết ngay cả những người mảnh mai cũng có thể có lượng chất béo nguy hiểm này bên trong, nó được quấn quanh gan, tuyến tụy và thận.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỡ bụng cũng liên quan đến gia tăng nguy cơ ung thư, đột quỵ và bệnh tim.

Tiến sĩ Henson và nhóm của ông đã chụp cộng hưởng từ cho 124 người tham gia có khả năng bị tiểu đường tuýp 2. Họ cũng sử dụng một thiết bị cơ điện được gọi là gia tốc kế đặt xung quanh vùng bụng của những người tham gia để đo lượng thời gian mà những người này đã ngồi trong một tuần.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên quan giữa chất béo nội tạng và thói quen ngồi nhiều mạnh nhất ở những người không thực hiện khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng là hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần.

Tiến sĩ Henson cho biết: "Sử dụng các kỹ thuật chụp cộng hưởng từ và máy theo dõi hoạt động thể chất chúng tôi thấy rằng càng ngồi nhiều thì mối liên quan với lượng nội tạng và mỡ bụng càng cao.

Các phát hiện của chúng tôi cũng cho thấy rằng đạt mục tiêu 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải có thể giúp bảo vệ chống lại những ảnh hưởng có hại của thời gian tĩnh tại kéo dài".

Nghiên cứu được công bố trên tờ Obesity.

(Nguồn: Dailymail)

Chia sẻ