Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới

Theo Sổ tay du lịch,
Chia sẻ

Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc đó là núi Phú Sĩ.

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 1
Phú Sĩ soi bóng trên mặt hồ

Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Núi nằm gần như trung tâm đảo Honshu. Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 2
Phú Sĩ tuyệt đẹp hình nón là ngọn núi lửa đã tắt

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 3
Phú Sĩ đồng thời là ngọn núi cao nhất Nhật Bản

Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho rất nhiều nhà leo núi.

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 4
Là biểu tượng, là nguồn cảm hứng của bao thi hào ở Nhật

Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức "Nhìn về núi Phú Sĩ" của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ. Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay.

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 5
Đẹp như thế này Phú Sĩ không hữu danh vô thực

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 6
Nét đẹp giữa đất và trời...

Thời gian nhiều người đăng sơn Phú Sĩ nhất là trong khoảnng hai tháng, từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm; trong số đó 30% là người nước ngoài. Hành trình trèo núi mất khoảng 3 đến 7 giờ, trong khi hạ sơn thì mau hơn, chỉ mất khoảng 2 đến 5 giờ. Đường đi có thể chia ra 10 trạm cơ bản; từ điểm khởi đầu lên tới trạm thứ 15 là đã trèo 2300 mét so với mực nước biển. Hầu hết các hành trình trèo núi là vào ban đêm để khi lên đến đỉnh thì gặp lúc mặt trời mọc buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông, vấn nạn hàng năm là lượng rác thải dọc đường. Dù vậy, đăng sơn Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn đặc biệt.

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 7
Mây bồng bềnh giữa ngọn Phú Sĩ

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 8
Phú Sỹ vào thu cùng hoa lá vàng rực

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 9
Là ngọn núi các nhà leo núi chinh phục

Ngắm Núi Phú Sĩ - Di sản thế giới mới 10
Hoa Anh đào nở mùa xuân...
 
Chia sẻ