Nếu cơ thể thường xuyên có 2 phản ứng thì rất có thể căn nhà bạn đang ở chứa lượng formaldehyde quá lớn, phải xử lý ngay

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Formaldehyde tồn tại ở trạng thái không màu nhưng có mùi hắc, gây khó chịu, có thể đi vào cơ thể qua đường không khí, thức ăn, nước và da.

Với nhiều người, formaldehyde hẳn là một loại hoá chất rất xa lạ, xong thực tế formaldehyde có tên gọi khác chính là metan, chúng có thể xuất hiện trong căn nhà của chúng ta thông qua các sản phẩm công nghiệp như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt... Thậm chí, formaldehyde còn có thể xuất hiện như một chất bảo quản thực phẩm, hoặc được tạo ra do quá trình nấu nướng, hun khói.

Formaldehyde tồn tại ở trạng thái không màu nhưng có mùi hắc, gây khó chịu, có thể đi vào cơ thể qua đường không khí, thức ăn, nước và da. Nó được WHO cảnh báo là một loại chất độc, có khả năng gây ra các bệnh ung thư đường hô hấp, gây kích ứng da, mắt, mũi, họng, gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể.

image-20200605160643-5.jpeg

Formaldehyde có thể xuất hiện trong căn nhà của chúng ta thông qua các sản phẩm công nghiệp như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn...

Theo PGS.TS Trần Ngọc Quang (Đại học Xây dựng), khảo sát cho thấy nồng độ formaldehyde trong nhà ở Việt Nam lên đến 370µg/m³ đối với các nhà mới xây, trong khi đó nồng độ cho phép theo các nước trên thế giới chỉ là 100µg/m³.

Vậy làm thế nào để biết trong căn nhà của mình có chứa lượng formaldehyde quá mức? Các chuyên gia cho rằng, nếu cơ thể thường xuyên có 2 phản ứng dưới đây thì nghĩa là hàm lượng formaldehyde trong nhà bạn đang rất cao, cần phải xử lý càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu 1: Cổ họng khó chịu

Trong quá trình hô hấp, con người rất dễ hít phải formaldehyde trong không khí, lúc này sẽ bị kích thích niêm mạc đường hô hấp, có biểu hiện ho thường xuyên, đau họng thậm chí là khó thở, đau đầu, ngột ngạt khó chịu… Nếu thường xuyên ngửi thấy mùi hắc trong nhà, đi kèm những dấu hiệu trên thì bạn không nên bỏ qua mà nên tìm cách khắc phục để giảm lượng formaldehyde trong nhà.

590_f2b1c1476cbc.jpeg

Khi hít phải nhiều formaldehyde, bạn sẽ bị kích thích niêm mạc đường hô hấp, có biểu hiện ho thường xuyên, đau họng...

Dấu hiệu 2: Ngứa mắt và chảy nước mắt không giải thích được

Mắt là nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí, nếu trong gia đình có chứa quá nhiều formaldehyde sẽ gây ra một sự kích ứng không nhỏ cho kết mạc, lúc này mắt bạn sẽ bị ngứa và đỏ, thậm chí cay mắt, chảy nước mắt không thể giải thích được.

2P7p-hrpcmqw1934179.jpg

Những cách tốt nhất để giảm lượng formaldehyde trong nhà

Nếu phát hiện những tín hiệu bên trên, gia đình bạn phải giảm thiểu mức độ ô nhiễm formaldehyde càng sớm càng tốt. Bằng một số cách sau đây:

- Loại bỏ gỗ ép ra khỏi căn nhà: Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ khuyến nghị chỉ sử dụng các sản phẩm gỗ ép dành cho "ngoại thất" để hạn chế tiếp xúc với formaldehyde trong nhà. Trước khi mua các sản phẩm gỗ ép, bao gồm vật liệu xây dựng, tủ và đồ nội thất, người mua nên hỏi về hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm này.

- Trồng cây lưỡi hổ: Đặt một chậu lưỡi hổ trong nhà không chỉ đóng vai trò làm đẹp mà còn có tác dụng thanh lọc không khí. Cây lưỡi hổ được chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc, trong đó có cả formaldehyde, tuy nhiên vai trò của cây lưỡi hổ trong việc thanh lọc formaldehyde chỉ mang tính chất phụ trợ mà thôi.

trong-ngay-cay-luoi-ho-trong-nha-de-hap-thu-107-loai-doc-to-duoi-xui-xeo-hut-tai-loc.jpg

- Thông gió trong nhà: Mức độ formaldehyde trong nhà cũng có thể được giảm bớt bằng cách tránh hút thuốc bên trong nhà và đảm bảo thông gió đầy đủ (ví dụ như sử dụng quạt thông gió của bếp), nhiệt độ vừa phải và giảm mức độ ẩm thông qua việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm. Bạn hãy mở hết cửa sổ hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà.

Chia sẻ