Nếu bạn có những đặc điểm này thì rất có thể bạn thuộc 1% dân số thế giới

Sa Mộc,
Chia sẻ

Đây là nhóm tính cách hiếm nhất trong 16 nhóm tính cách của trắc nghiệm MBTI.

INFJ là kiểu tính cách hiếm nhất trong trắc nghiệm MBTI. Theo thống kê, nhóm tính cách này chỉ chiếm từ 1-3% dân số thế giới. Đây là nhóm tính cách bao gồm các đặc điểm: Hướng nội. Trực giác, Cảm giác và Phán đoán.

Là người hướng nội nhưng hướng đến con người, tình cảm nhưng lý chí, chu đáo nhưng đôi khi bộc phát, những đặc điểm này khiến INFJ có thể luôn cảm thấy bản thân mình là người mâu thuẫn. Nhóm tính cách này có thể đọc vị được người khác và dễ dàng nhìn thấy đằng sau chiếc mặt nạ mà mọi người đang đeo một cách vô thức. Tuy nhiên, trớ trêu thay, INFJ lại gặp khó khăn trong việc hiểu chính bản thân mình. Phản ứng và hành vi của họ đôi khi làm trực giác nhạy bén của họ cũng bớt nhạy bén đi.

Nhóm tính cách INFJ chứa nhiều lớp và thực sự là một kho bí mật. Dưới đây là 10 đặc điểm nổi bật nhất của nhóm tính cách này!

1. Luôn cảm thấy không thuộc về nơi nào

INFJ thường xuyên cảm thấy mình như người ngoài cuộc trong mọi chuyện. Vì là người hướng nội trực giác, họ thường có linh cảm về một điều gì đó mà họ khó có thể giải thích được. INFJ có thể biết điều gì đó mà họ không thể hiểu tại sao hay làm thế nào họ biết được. "Giác quan thứ 6" này có thể khó giải thích cho người khác, vì vậy INFJ thường từ bỏ việc cố gắng. Điều này khiến họ cảm thấy bị cô lập và hiểu nhầm.

2. Nhận thức cao về người khác

INFJ có khả năng đọc hiểu người khác, nắm bắt được trạng thái cảm xúc và động lực của những người xung quanh chỉ khi vừa mới tiếp xúc. INFJ rất nhạy cảm với người khác, họ có thể "thâm nhập" vào đầu óc của người khác và tìm ra được những điều ẩn chứa sâu bên trong. Họ có thể biết khi nào ai đó đang nói dối. 

Nếu bạn có những đặc điểm này thì rất có thể bạn thuộc 1% dân số thế giới - Ảnh 1.

3. Hấp thụ cảm xúc của người khác

Không có gì lạ khi INFJ hấp thụ cảm xúc của người khác. Họ không chỉ cảm nhận được cảm xúc của người khác, đôi khi còn thực sự cảm nhận được chúng trong cơ thể của mình. Một INFJ có thể đột nhiên cảm thấy cáu kỉnh khi một người trông có vẻ cáu kỉnh đang bước vào căn phòng. Người càng gần gũi với INFJ như vợ/chồng, bạn thân thì càng bị INFJ hấp thụ trạng thái tinh thần. Không chỉ cảm nhận cảm xúc của chính mình mà còn hấp thu của cả những người khác có thể khiến bạn bị quá tải, nhưng khả năng này của INFJ có thể được sử dụng để chữa lành và an ủi người khác. 

4. Có khả năng dự đoán xa

Đôi khi, INFJ cảm thấy mình giống như một nhà tiên tri hay một nhà ngoại cảm, khi những gì họ dự đoán trở thành sự thật. Trực giác hướng nội của họ giúp họ có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh nhưng vẫn chú ý đến các chi tiết và có thể đưa ra những dự đoán cho tương lai nhờ sự quan sát này. Họ nhìn thấy những gì có thể xảy ra, tất nhiên không thể chắc chắn tuyệt đối.

5. Vừa tình cảm vừa lý trí

Mặc dù là người nhạy cảm và dễ xúc động, nhưng INTJ lại có khả năng phân tích logic. Họ có thể yêu thích những công việc liên quan đến công nghệ, khoa học, nghiên cứu. INFJ được mô tả là "quá nhạy cảm với người hay suy nghĩ nhưng lại quá logic đối với người cảm tính". 

6. Tạo dựng được các mối quan hệ sâu sắc

INFJ thường khá dè dặt và nhút nhát trước người lạ hay người quen xã giao. Nhưng bởi vì họ có thể cảm nhận được nỗi đau cũng như niềm vui của người khác, nên họ có thể thực sự ở trong vị trí của người đó. Khả năng thấu cảm của họ tạo ra những mối liên kết mật thiết mạnh mẽ, và có lẽ đấy cũng là một trong những thế mạnh lớn nhất của kiểu tính cách này.

Nếu bạn có những đặc điểm này thì rất có thể bạn thuộc 1% dân số thế giới - Ảnh 2.

7. Người hướng nội đích thực

INFJ đôi khi được cho là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại, đó là bởi vì họ đam mê, nhiệt tình và nói nhiều khi có mặt người mà họ cảm thấy thoải mái. Tương tự như vậy, khi họ đang đấu tranh cho một niềm tin, chẳng hạn như yêu cầu mọi người ký tên để chấm dứt hành vi ngược đãi động vật, họ có thể được nhìn thấy như một người hướng ngoại. Tuy vậy, INFJ lại là những người hướng nội thực sự, họ thích ở trong một nhóm bạn nhỏ hơn là có một mạng lưới rộng lớn gồm nhiều người quen biết sơ sơ. Và họ cũng cần rất nhiều thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng.

8. Nhạy cảm với xung đột

INFJ có nhu cầu mạnh mẽ về sự hài hòa trong các mối quan hệ của mình. Họ luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ với người khác và đánh giá cao những người làm điều tương tự để đáp lại. Khi xung đột nảy sinh, đặc biệt là trong các mối quan hệ thân thiết, INFJ nhạy cảm và dễ xúc động có thể trở nên vô cùng đau khổ. Họ có thể khó ngủ, khó tập trung, căng thẳng do xung đột trong cơ thể như đau đầu, đau cơ, đau bụng... Điều này không có nghĩa là INFJ nên tránh xung đột hoàn toàn, họ có thể học cách thiết lập ranh giới lành mạnh và bảo vệ nhu cầu của bản thân. 

9. Luôn tìm kiếm bạn tâm giao

INFJ mong muốn kết nối sâu sắc với những người khác. Các mối quan hệ xã giao, một chiều sẽ không phải thứ họ tìm kiếm. Vì là người hướng nội, họ có năng lượng xã hội hạn chế. Vì vậy, INFJ tìm kiếm bạn bè hoặc người yêu/bạn đời là “bạn tâm giao” của họ. Đây là những người thực sự ấn tượng với INFJ và có thể đáp ứng nhu cầu thực sự của họ về kết nối đích thực, thân mật và có những cuộc trò chuyện ý nghĩa. Tuy nhiên, INFJ thường gặp khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ mà họ mong muốn. Khi họ tìm thấy những người mà họ thực sự kết nối, đó giống như một phép màu.

Chia sẻ