Nếu bạn ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn mà vẫn không giảm cân được, thì đây có thể là lí do

Nắng,
Chia sẻ

Không phải ngẫu nhiên mà dù bạn đã rất nỗ lực để giảm cân nhưng tình hình vẫn không thay đổi, có lý do hết nhé.

Lí do cho tiêu đề trên có thể là một loại hormone trong cơ thể chúng ta gọi là cortisol.

Chất cortisol được tiết ra nhằm giúp chúng ta có thể phản ứng tốt hơn mỗi khi cảm nhận được nguy hiểm, nhưng nếu hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn tới một loạt các triệu chứng được gọi chung là Hội chứng Cushing.

Lí do khiến cơ thể liên tục tiết ra cortisol là khi ta thường xuyên bị stress, khiến cho cortisol được biết đến với một cái tên khác là stress hormone. Việc tiết ra quá nhiều cortisol sẽ khiến các cơ bắp trong cơ thể giảm vận động và thay đổi quá trình trao đổi chất theo chiều hướng xấu, tạo ra mỡ ở vùng bụng và nhiều vấn đề khác.

Nếu bạn ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn mà vẫn không giảm cân được, thì đây có thể là lí do - Ảnh 1.

Việc tiết ra quá nhiều cortisol sẽ khiến các cơ bắp trong cơ thể bị giảm vận động và thay đổi quá trình trao đổi chất theo chiều hướng xấu, tạo ra mỡ ở vùng bụng và nhiều vấn đề khác. (Ảnh: Internet)

Những triệu chứng từ việc cơ thể bị dư thừa chất cortisol bao gồm:

- Dễ nóng giận, trầm cảm, lo lắng.

- Lúc nào cũng mệt mỏi dù không làm gì cả ngày.

- Đau đầu.

- Tim đập mạnh, nhanh và/hoặc cao huyết áp.

- Thèm ăn hoặc biếng ăn quá độ và sản sinh mỡ trong cơ thể một cách vô lí.

- Các vấn đề về đường tiêu hóa.

- Tiêu tiểu liên tục, táo bón và tiêu chảy.

- Khó ngủ.

- Giảm sút trí nhớ.

- Khả năng phòng ngự của cơ thể giảm sút.

- Mọc râu nhanh và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

- Mặt phình lên, nhất là quanh vùng cổ.

Nếu bạn ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn mà vẫn không giảm cân được, thì đây có thể là lí do - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Làm thế nào để giảm lượng cortisol được tiết ra? Hãy tránh những thức ăn có chứa chất caffein, cồn, đường, chất làm ngọt và potassium. Thêm vào đó hãy ăn nhiều những loại thức ăn sau:

- Những món chứa nhiều phosphatidylserines như cá thu, cá trích, lươn và những món chứa protein khác.

- Những món chứa nhiều phenylalanine như gà, trứng, gạo lức, bông cải xanh, bí đỏ, cải xoong và a-ti-sô.

- Những món chứa tryptophan như gạo lức, đậu nành, các loại hạt có dầu, thịt, trứng và sữa.

- Những món chứa nhiều vitamin B5: hạnh nhân, sữa, mầm lúa mì và yến mạch.

- Những món khác bổ sung như đậu, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hướng dương.

Và phải lưu ý những vấn đề khác quan trọng như:

- Ăn uống có giờ giấc. Bạn có thể ăn 5 lần một ngày nhưng mỗi khẩu phần phải nhỏ thôi, và đừng ăn bỏ bữa vì làm thế sẽ khiến cơ thể tiết ra chất cortisol.

- Tập thể dục. Hãy tập 3 lần một tuần nhưng không được quá 50 phút một lần, làm thế sẽ khiến cơ thể tiết ra cortisol. Đừng tập liền tù tì 7 lần một tuần, hãy nghỉ ngơi 2 tới 3 ngày trong tuần giữa các lần tập.

- Ngủ đủ giấc. Hãy ngủ từ 8 tới 10 tiếng mỗi ngày, việc này giúp lượng cortisol trong cơ thể giảm xuống và giúp cơ thể hồi phục.

- Thư giãn. Hãy tìm cách tịnh tâm và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Tránh các loại chất kích thích, như nước tăng lực, caffein và cồn.

- Uống các loại thuốc chứa chất chống stress: Như vitamin C, rhodiola, Vitamin B5, folic acid, Vitamin A, kẽm, nhân sâm,cam thảo, chromium, magnesium, calcium, thuốc St. John’s Wort, chamomile và yến mạch.

- Uống nhiều nước. Luôn giữ cho cơ thể được cung cấp đầy đủ nước cả ngày, hãy tập uống một li nước trước khi ăn mỗi sáng và một li nước trước khi đi ngủ.

(Nguồn: Brightside)

Chia sẻ