Nên lựa chọn những loại rau nào để an toàn cho sức khỏe?

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mọi nhà, nhưng để lựa chọn được rau an toàn thì cần bổ sung kiến thức cần thiết cho mình.

Những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều các khu vực trồng và tưới rau sử dụng nguồn nước thải công bị ô nhiễm hoặc sử dụng các loại hóa chất quá ngưỡng. Sau đó, các loại rau này lại được bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Những người thường xuyên ăn phải ác loại rau này sản sinh ra nhiều bệnh tật, đe dọa sức khỏe con người, bao gồm cả các bệnh ung thư dẫn đến tử vong.

Thực phẩm bẩn dẫn đến 200 bệnh từ bệnh tiêu chảy cho tới bệnh ung thư

Hiện nay, chính những thực phẩm không an toàn đã tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng ở con người, trong đó, trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và người bệnh là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh do thực phẩm gây sức ép lên ngành y tế, làm tổn hại kinh tế quốc gia, du lịch và thương mại từ đó cản trở xã hội phát triển.

Thực phẩm không an toàn có thể dẫn tới hơn 200 bệnh, từ bệnh tiêu chảy cho tới bệnh ung thư. Trong đó tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất, nó khiến cho 550 triệu người mắc và 230 ngàn trường hợp tử vong mỗi năm. Ước tính cứ 10 người thì có gần 1 người bị bệnh khi ăn thực phẩm không an toàn, dẫn tới 420 ngàn người chết mỗi năm, tương đương 33 triệu năm sống khỏe mạnh (DALYs - Disability Adjusted Live Years - chỉ số Số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật). Trẻ em chiếm đến 40% số trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có 125 ngàn trẻ tử vong mỗi năm (theo WHO tính tới 2015).

Thông tin từ  Phòng kiểm nghiệm dư lượng độc tố của Viện Nghiên cứu rau quả cho biết mỗi ngày Phòng này tiếp nhận và phân tích hàng chục mẫu rau được lấy từ những vùng trồng rau lận cận hoặc các vùng nông nghiệp. Kết quả kiểm nghiệm luôn là rau  bẩn với dư lượng độc tố gấp 2 - 3 lần, thậm chí hàng chục lần mức cho phép, đa phần là kim loại nặng, chất hóa học độc hại do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, một kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định do PGS.TS Nguyễn Văn Đề và cộng sự Đại học Y  Hà Nội thực hiện cho thấy,  trong tổng 660 mẫu rau tưới bằng nước thải thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 9,1%. Các loại kí sinh trùng thường gặp là giun đũa, giun tóc, ấu trùng giun móc, giun lươn, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ, khuẩn E.coli và bào nang amíp… Theo PGS Đề, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.

Lựa chọn rau an toàn và rau hữu cơ để bảo đảm sức khỏe

1
Rau được người dân rửa vùng nước bị ô nhiễm

Những ngày qua, nhiều người lo lắng khi chứng kiến cảnh nhiều người trồng rau vì lợi nhuận nên không ngần ngại dùng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kích thích để rau phát triển mạnh, lá xanh mướt, rút ngắn thời gian thu hoạch. Rau quả có thể bị nhiễm loại nặng thông qua đất trồng hoặc qua nguồn nước tưới. Đây được xem là nguy hiểm nhất bởi nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư cho con người. Chính vì lý do này mà để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, không ít các bà nội trợ đã chuyển hướng sang dùng rau an toàn, rau hữu cơ tại các cửa hàng được quảng cáo là "chuyên bán thực phẩm sạch".

Để có thể nhận biết được thế nào là rau hữu cơ, rau sạch, người tiêu dùng cần có những hiểu biết tối thiểu về các loại rau này. 

Rau hữu cơ: Về mặt lý thuyết, rau hữu cơ không sử dụng phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng nên cũng được gọi là rau an toàn.

1
Rau hữu cơ luôn được dán những nhãn mác nhận diện

Rau hữu cơ được trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, các loại hóa chất khác như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hay sản phẩm biến đổi gen. Chính vì được trồng trong điều kiện này mà rau hữu cơ thường có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Ở những nơi trồng rau hữu cơ để kinh doanh, rau thường được tưới bằng nước lấy từ giếng khoan hoặc đào sau khi đã được xét nghiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Nguồn nước này cũng thường xuyên được kiểm tra để không bị nhiễm hóa chất và kim loại nặng. Khi trồng rau hữu cơ, độ màu mỡ của đất cũng được kiểm soát kĩ càng và thường xuyên cải thiện.

Rau hữu cơ được trồng tự nhiên nên thường phát triển không đồng đều, thân rau cũng không bóng mượt, thậm chí có màu sắc nhợt nhạt. 

Các loại rau hữu cơ phát triển tự nhiên nên thời gian có thể thu hoạch kéo dài hơn so với sản xuất thông thường. Thế nhưng, yếu tố này cũng giúp cho rau tích lũy được nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin hơn các loại rau trồng có chăm bón khác.

Rau an toàn: Rau an toàn là loại rau khi trồng được sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trong ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT.

2
Rau an toàn được trồng theo quy định của Bộ Y tế

Rau an toàn được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật cho phép, hạn chế tối thiểu việc sử dụng phân hóa học, các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... để tránh lượng độc tố tồn đọng trong rau.

Người trồng rau an toàn cũng phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật như: canh tác trên đất trồng sạch, sử dụng nước tưới sạch, sử dụng phân bón theo hạn mức cho phép, sử dụng giống cây trồng chất lượng...

Tuy nhiên, đất trồng rau an toàn không được chú ý nhiều như đất trồng rau hữu cơ nên khó kiểm soát và có thể bị ô nhiễm. Nhiều nơi trồng rau an toàn những vẫn tưới nước từ sông, hồ, ao, suối nên cũng khó kiểm soát nguy cơ ô nhiễm tiềm tàng. 

Về mặt dinh dưỡng, rau an toàn vẫn được chăm bón bằng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn so với rau an toàn và chất lượng dinh dưỡng cũng kém hơn.

Cách nhận biết một số loại rau- củ quả sạch

Đối với rau ăn lá và ngọn

Không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly, nếu mua về không dùng liền để ngày hôm sau ngọn rau sẽ vươn ra thêm một đoạn từ 5 – 10 cm.

Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.

Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua. 

Các loại củ quả 

Với các loại củ quả không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân...

Dù là rau thủy sinh hay rau trên cạn, củ quả… Trước khi rửa dưới vòi nước, có thể ngâm 5 – 10 phút trong chậu để làm tan đất, bụi bẩn, ki sinh trùng bám trên rau, rửa sạch rồi rửa dưới vòi nước. Tuy nhiên việc rửa rau,củ quả cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các kí sinh trùng. vì thế việc nấu chín là vô cùng quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật gây bệnh đường ruột nguy hiểm này.
Chia sẻ