Nấu những món này tốt nhất không nên bổ sung thêm hành lá vì sẽ "xung khắc" thậm chí có thể gây độc

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Tiêu thụ hành lá xen kẽ các thực phẩm khác tuy rất tốt, nhưng cần tránh kết hợp chúng với 6 thực phẩm "xung khắc" dưới đây.

Có lẽ hiếm ở quốc gia nào mà hành lá lại được sử dụng nhiều như Việt Nam, hành có mặt trong món canh, món mặn, hay thậm chí có cả trong các món cháo, bởi thế mà dân gian Việt có câu "Trăm thứ canh không hành không ngon".

Không chỉ đem lại mùi thơm và vẻ đẹp cho món ăn, Đông y còn coi hành như một nguyên liệu làm thuốc. Trị những bệnh như cảm, nghẹt mũi, trúng gió… vẫn thường gặp khi thời tiết chuyển mùa se lạnh. Theo y học hiện đại, loại rau gia vị quen thuộc này còn có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư.

hanh-la-ky-gi-(1).jpeg

Không chỉ đem lại mùi thơm và vẻ đẹp cho món ăn, Đông y còn coi hành như một nguyên liệu làm thuốc.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, tiêu thụ hành lá xen kẽ các thực phẩm khác tuy rất tốt, nhưng cần tránh kết hợp chúng với 6 thực phẩm "xung khắc" dưới đây.

Những món "xung khắc" không kết hợp với hành lá

1. Không nên kết hợp hành lá cùng tôm

Hành lá và tôm là 2 thực phẩm kỵ với nhau. Lý do bởi tôm giàu canxi, kết hợp với hành là thực phẩm chứa axit oxalic sẽ bị phản ứng tạo thành chất canxi oxalat gây hại cho hệ tiêu hoá. Nhiều bà nội trợ nghĩ hành vô hại nên đã vô tư kết hợp hành cùng tôm mà không biết được rủi ro sức khỏe mà món ăn này mang lại.

tôm-đồng-rang-thịt-ba-chỉ.jpeg

2. Đậu phụ

Món đậu phụ tẩm hành được rất nhiều người yêu thích xong thực tế hành và đậu là 2 món kỵ nhau. Cũng như tôm, đậu phụ cũng giàu canxi, kết hợp với hành có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể, hại đường tiêu hóa và dễ tạo sỏi. Dù ăn với số lượng ít thì tác hại có thể không rõ ràng nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ.

dau-phu-rim-chua-ngot-16180172.jpeg

3. Mật ong

Các axit hữu cơ và enzym trong mật ong gặp thiamine trong hành lá sẽ gây ra các phản ứng sinh hóa có hại hoặc sản sinh ra các chất độc hại kích thích đường tiêu hóa, gây bệnh tiêu chảy.

4. Thịt chó

Thịt chó có tính nóng. Hành tím có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng bổ dương, hai thực phẩm này kết hợp sẽ sinh nhiệt. Đặc biệt người đang bị nhiệt nên ăn ít, người bị nóng trong nếu ăn thịt chó nấu cùng hành lá sẽ khiến tình trạng thêm nặng, gây bức bối hơn.

5. Tỏi

Hành lá và tỏi đều có tính nóng, sự kết hợp này sẽ khiến cơ thể nóng trong, không tốt cho dạ dày và thận. Nguy hiểm hơn, nếu đang đói mà ăn tỏi cùng hành lá sẽ khiến dạ dày bị viêm cấp tính.

Univadis_29.5_Hanh_va_toi_co_giup_phong_ngua_ung_thu_BS_P.Lien.jpg

Hành lá nên dùng như thế nào là tốt nhất?

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ hành để trị một số bệnh vặt dễ dàng. Các bài thuốc mà lương y Sáng chia sẻ như sau:

- Hành lá 10g, lá tía tô 10g đem đi thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo trắng rồi cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

- Đem 4 khóm hành đi giã nát, sao nóng, chườm ở bụng dưới. Hễ nguội thay gói khác. Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp điều trị bằng việc uống nước râu ngô. Cách này có thể trị bí tiểu tiện.

- Đem hành tươi đi giã nát, nấu cháo cùng gạo nếp. Ăn khi còn nóng sẽ giúp điều trị kiết lỵ.

chao-giai-cam.jpeg

- Hành củ 20-30g, giã nát, hấp nóng chườm và đắp ở ngực sẽ hỗ trợ trị sưng vú.

- Giã nát hành tươi, cho vào nước đun sôi, lấy nước hành hòa rượu uống, đồng thời dùng hành giã nát, sao nóng, chườm lên rốn (nguội lại thay) sẽ giúp chữa bụng trướng ứ nước.

- Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng sẽ giúp chữa mụn nhanh.

Chia sẻ