Não bộ của trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian hướng dẫn con tốt nhất

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Ai cũng mong con mình khi lớn lên sẽ thông minh hơn, nhưng để làm được điều này còn cần sự nỗ lực của cha mẹ, nếu lơ là không chú ý con cái sẽ đánh mất lợi thế ở vạch xuất phát.

Mặc dù chỉ số IQ được xác định bởi gen nhưng dưới tác động của các yếu tố tích cực, trí thông minh của trẻ có thể được củng cố rất nhiều.

Nghiên cứu của Giáo sư Richard, một nhà hành vi trẻ em tại Đại học Harvard nhận thấy rằng não của trẻ sẽ có ba thời kỳ phát triển đỉnh cao. Nếu cha mẹ nắm bắt được thì chỉ số thông minh của trẻ có thể được cải thiện rất nhiều và trẻ sẽ trở nên thông minh hơn khi lớn lên.

Não bộ của trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian hướng dẫn con tốt nhất - Ảnh 1.

Giai đoạn 1: Trước ba tuổi

Theo nghiên cứu của các chuyên gia về não bộ, trước ba tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ. Từ 390 gram trọng lượng não khi mới sinh đến 1.000 gram trọng lượng não khi ba tuổi, sự phát triển não bộ của em bé đã đạt đến 85%. Đặc biệt là khi em bé được hai tuổi, các chức năng khác nhau của não đã đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Năm đến bảy tuổi

Sau ba tuổi, não bộ của trẻ bước vào thời kỳ đệm và nó sẽ không phát triển nhanh chóng như trước ba tuổi. Lúc này các khớp thần kinh không được sử dụng thường xuyên sẽ dần dần bị thoái hóa và đứt gãy, các khớp thần kinh của các tế bào thần kinh được sử dụng thường xuyên sẽ phát triển nhanh chóng. 

Sự phát triển trí não của bé cần được kích thích tích cực trong giai đoạn này, càng nhận được nhiều kích thích tích cực thì sự phát triển trí tuệ của bé càng nhanh.

Não bộ của trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian hướng dẫn con tốt nhất - Ảnh 2.

Sau ba tuổi, sự phát triển của não bộ của trẻ bước vào thời kỳ đệm và nó sẽ không phát triển nhanh chóng như trước ba tuổi.

Giai đoạn 3: Từ tám đến mười một tuổi

Theo lý thuyết mà nhà tâm lý học Piaget đưa ra, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hoạt động cụ thể, trẻ có thể suy nghĩ và tính toán một cách logic từ những việc cụ thể.

Cha mẹ nên làm gì để định hướng cho sự phát triển trí tuệ của con trong những giai đoạn này?

1. Trau dồi cho trẻ thói quen thích đọc sách

Đọc sách là một loại hoạt động trí óc cần sự hợp tác của nhiều vùng não khác nhau. Trong quá trình đọc, toàn bộ não bộ sẽ được huy động để làm việc, giúp não bộ duy trì được độ linh hoạt và sức sống nhất định. 

Não bộ của trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian hướng dẫn con tốt nhất - Ảnh 3.

Đọc sách là một loại hoạt động trí óc cần sự hợp tác của nhiều vùng não khác nhau.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cổ vũ sở thích đọc sách của con cái và xây dựng thói quen đọc sách. Cách tốt nhất là cha mẹ nên cùng con đọc sách để giúp con hiểu bài đọc và rèn luyện thói quen đọc của con.

2. Đưa trẻ đi tập thể dục nhiều hơn

Trong quá trình tập thể dục, nhiều chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra, chẳng hạn như dopamine, serotonin, norepinephrine và các chất dẫn truyền thần kinh khác có thể thúc đẩy các kết nối thần kinh. Không chỉ vậy, những người hình thành thói quen tập thể dục có cảm xúc tương đối ổn định.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên nuôi dưỡng niềm yêu thích thể thao của trẻ, trau dồi thói quen vận động cho trẻ, cho trẻ tập thể dục ở các độ tuổi khác nhau. Ví dụ, đối với trẻ khoảng ba tuổi, tốt nhất là thực hiện một số bài tập chạy và nhảy cơ bản, và đối với trẻ trên ba tuổi, thực hiện một số bài tập để cải thiện sự phối hợp thể chất, v.v. Điều này không chỉ có thể rèn luyện thể chất cho trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển trí não.

3. Chơi trò chơi với trẻ em

Khi chơi trò chơi, não và cơ thể của trẻ sẽ dần dần phối hợp với nhau để kích thích sự phát triển IQ của trẻ. Vì vậy, trước ba tuổi, cha mẹ nên chú ý phát triển các trò chơi cùng con, đặc biệt là các trò chơi trí tuệ như suy luận, tính toán,… để có thể nâng cao khả năng tư duy và khả năng logic của trẻ. 

Ngoài ra, trong trò chơi, trẻ cần được hướng dẫn để tuân thủ luật chơi và học cách hợp tác với người khác, điều này không chỉ giúp cải thiện chỉ số IQ mà còn cải thiện EQ của trẻ.

Chia sẻ