Mua hàng đồng giá, liệu người tiêu dùng có thực sự vớ "món hời" như họ vẫn tưởng?

T.K,
Chia sẻ

Nhiều năm trở lại đây, những cửa hàng đồng giá như Daiso, Miniso, Ilahui,... đã là cái tên vô cùng quen thuộc với hội chị em.

Ngày nay, những cửa hàng đồng giá với mặt hàng đa dạng, trang trí bắt mắt là địa chỉ mua hàng ưa thích của nhiều người, đặc biệt là hội chị em. Khi được hỏi đến, chắc chắn người tiêu dùng có thể nhanh chóng kể ra những thương hiệu bán hàng đồng giá quen mặt của các chị em như Daiso, Komonoya, Ilahui,...

Nguyên tắc hoạt động của những cửa hàng đồng giá này rất đơn giản, chỉ với một khoản tiền nhất định là bạn có thể mua được bất cứ thứ gì. Và cũng chính điều này đã mang lại cho người tiêu dùng suy nghĩ mình sẽ có một món hời khi mua đồ ở những địa chỉ này để rồi mặc sức mua sắm.

20190806_192300

Cửa hàng đồng giá là địa chỉ mua sắm của rất nhiều người, đặc biệt là hội chị em.

Thế nhưng có khi nào bạn thắc mắc, nếu ai cũng mua được đồ với giá hời như mình thì những đơn vị kinh doanh theo mô hình này sẽ kiếm lợi nhuận kiểu gì không? Tất nhiên, họ có mánh khóe rồi.

1. Cửa hàng Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng xuất xứ Trung Quốc

Chỉ cần vào bất cứ cửa hàng đồng giá của Nhật Bản hay Hàn Quốc nào bạn cũng sẽ nhận thấy rằng đại đa số các sản phẩm chủ yếu đều có xuất xứ Trung Quốc. Thật ra, đây là một trong những lý do chính khiến cho sản phẩm ở các cửa hàng đồng giá rẻ hơn bình thường.

Cụ thể, những sản phẩm này sẽ được sản xuất ở Trung Quốc vì chi phí nhân công và giá nguyên liệu rẻ hơn nên cũng có giá bán rẻ hơn. Đương nhiên, chúng được tuân theo quy trình sản xuất và chuẩn nhập khẩu hàng hóa của nước sở hữu thương hiệu. Thế nhưng cho đến hiện tại, đây vẫn là một thông tin khiến nhiều người tranh cãi về chất lượng của sản phẩm tại cửa hàng đồng giá.

20190806_210923

Đa số các sản phẩm đồng giá đều có xuất xứ Trung Quốc.

20190806_210947

Rất ít sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản thế này.

2. Đa phần các sản phẩm đều có giá thấp hơn mức đồng giá

Ai cũng hiểu rằng trong 100% sản phẩm của cửa hàng đồng giá, sẽ có tỉ lệ nhất định giữa hàng cao hơn và hàng thấp hơn mức đồng giá. Vậy tỉ lệ này là bao nhiêu? Có thông tin cho rằng tỉ lệ này là 1/9. Tức là chỉ khoảng 10% lượng hàng có giá bằng hoặc lớn hơn giá bán ra, còn lại 90% là những mặt hàng có giá chỉ bằng khoảng 1/2 mức giá bán.

Thực ra, con số chính xác là bao nhiêu thì chỉ có các nhà kinh doanh mới biết được mà thôi. Nhưng chắc chắn phải là một con số đủ hấp dẫn để họ chấp nhận bù lỗ vào phần hàng có giá cao hơn kia.

3. Mặt hàng đa dạng và trang trí bắt mắt

20190806_192903

Thật khó để có thể kể hết các mặt hàng ở cửa hàng đồng giá.

Một mánh khóe khác của chuỗi cửa hàng đồng giá là sự đa dạng và bắt mắt. Nói về sự phong phú, thật khó để có thể kể hết các mặt hàng ở cửa hàng đồng giá: nhà bếp, sức khỏe - làm đẹp, đồ chơi, thời trang, lưu niệm - quà tặng,... Điều này mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn theo từng nhu cầu khác nhau.

Bên cạnh đó, dù có đến hàng nghìn mặt hàng ở mỗi cửa hàng nhưng tất cả chúng đều được sắp xếp, bày biện một cách cực kỳ cẩn thận và bắt mắt, với những gam màu tươi sáng, hình thù ngộ nghĩnh. Vì vậy mà dù đó vốn là những món đồ chẳng mấy cần thiết, chúng ta vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua.

4. Dịch vụ tốt và vị trí đắc địa

Một ưu điểm của các cửa hàng đồng giá là dịch vụ cực tốt. Chỉ cần khách hàng đặt chân vào cửa hàng là đã nhận ngay được sự niềm nở: "Xin chào quý khách". Trong quá trình mua sắm bạn cũng sẽ được tư vấn và chăm sóc nhiệt tình và đến lúc ra về, lời "Cảm ơn quý khách" lại được vang lên. Cảm giác không có nhiều tiền nhưng vẫn được hưởng dịch vụ tốt nhất chính là 1 trong những cách cực hiệu quả khiến khách hàng quay lại những cửa hàng này thêm nhiều lần nữa.

Cuối cùng, các cửa hàng đồng giá đều có vị trí cực tốt như ở trong các trung tâm thương mại hoặc gần những nơi có nhiều văn phòng, công sở. Lượng khách hàng và dân cư đông đúc ở những khu vực này sẽ duy trì lượng sản phẩm bán ra mỗi ngày cho các cửa hàng này.

34

35

Một vài bí kíp để không bị "móc túi" ở các cửa hàng đồng giá:

- Lập danh sách những đồ cần mua và chỉ mua trong danh sách đó.

- Chỉ cho phép bản thân mua trong 1 số tiền nhất định.

- Tham quan 1 vòng xem toàn bộ sản phẩm trước khi mua.

- Luôn tâm niệm những câu hỏi: "Mua cho ai?", "Mua để làm gì?",...

Chia sẻ