Mùa đông, các mẹ hãy thận trọng với bệnh viêm não ở trẻ

Maika (Tổng hợp),
Chia sẻ

Đối với các bệnh viêm não thì có hai bệnh thường phát tác ở trẻ, đặc biệt là ở các bé trai vào mùa đông đó là viên não mô cầu và viên màng não.

Nhìn đứa con trai 8 tuổi cách đây khoảng một tuần thôi vẫn còn nhanh nhẹn hoạt bát, chạy nhảy khắp phố giờ nằm yên bất động một chỗ. Chị Bình không cầm nổi nước mắt, ngất lên ngất xuống khi giờ đây trước mắt chị cu Nam chỉ là thằng bé bán thân bất toại, tinh thần ngơ ngác… Chi đau khổ một phần thì hối hận mười phần vì trước đây do bận bịu công việc đã không đưa cu Nam đi tiêm những mũi Vaccin phòng chống bệnh viêm não.

Đối với trẻ, một trong những bệnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe có thể để lại những di chứng nặng nề về sau như mất khả năng điều khiển bản thân, cơ thể mất các chức năng đi lại… và nguy hiểm hơn có thể cướp sinh mạng mạng của trẻ đó là bệnh viêm não.

1. Viêm não mô cầu

Viên não mô cầu hay còn gọi là viên màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu. Đây là căn bệnh khi trẻ bị nhiễm khuẩn cấp tính. Biểu hiện khi trẻ nhiễm bệnh đó là trẻ sẽ sốt, kèm theo đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và có các nốt xuất huyết có thể có những nốt ban hoại tử trên các vùng da.
 

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh viêm não mô cầu do các vi khuẩn có tên gọi là Neissrria Meningitidis gây ra. Thời điểm thuận lợi để các vi khuẩn này hoạt động và gây bệnh chủ yếu là vào mùa đông.

Vi khuẩn Neissrria Meningitidis có thể tồn tại trong mũi họng bệnh nhân từ 2 - 10 ngày trước bệnh phát và biểu hiện ra bên ngoài trong vòng từ 3 - 4 tuần lễ. Bệnh rất dễ lây trong môi trường nước đặc biệt là những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, môi trường ẩm thấp.

Khi phát bệnh viêm não mô cầu, trẻ thường sốt và ngủ mê man trong trạng thái lơ mơ, hoặc chìm vào hôn mê. Có những trường hợp bệnh phát nặng sẽ gây sốc Khi bị viêm não mô cầu, trẻ thường trong trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê, cũng có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn.

Từ quá trình thâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể mà viên não mô cầu có thể gây những tổn thương khác nhau cho trẻ theo mức độ ngày một nặng hơn từ viêm mũi họng nhẹ tới nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong.

Căn cứ vào những biểu hiện trên đối với trẻ mà các mẹ khi thấy những biểu hiện của triệu trứng viêm đường hô hấp, quan sát các vùng da của trẻ thấy có tổn thương, xuất hiện nốt hoại tử… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở Y tế, bệnh viện chuyên khoa để được kịp thời chữa trị.

Ngoài ra để ngăn chặn mầm mống bệnh, các mẹ hãy đảm bảo vệ sinh khu vực gia đình mình sống thật trong làn, thoáng đãng, đủ ánh sáng và chú ý giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh. Hiện nay ở nước ta đối với người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi, đã có loại Vaccin nhóm A và C được tiêm 1 liều cơ bản sau đó nhắc lại vào mỗi 3 năm.

2. Viêm màng não do HiB

Viên màng não ở trẻ dưới 5 tuổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B gây ra và nó thường để lại những biến chứng nặng nề. Được đánh giá là một loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm ngang hàng với virus HIV, ngoài những di chứng như viên phổi, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, vi khuẩn Haemophilus influenzae type B khiến 1/4 số trẻ em bị viêm não tổn thương não vĩnh viễn và khiến 1/20 số trẻ em nhiễm bệnh tử vong.
 
Viêm màng não HiB thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (Ảnh minh họa)

Bệnh do Haemophilus influenzae type B có thể lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Haemophilus influenzae type B cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng. Đây là căn bệnh dễ lây lan ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo, vì vậy biện pháp an toàn của các mẹ là hãy thường xuyên tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ và đảm bảo môi trường sống sạch, ấm áp.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ vào mùa đông, tránh khỏi 2 căn bệnh nguy hiểm, các mẹ cũng nên phòng tránh bệnh cho trẻ bằng việc tiêm cho trẻ những liều Vaccin đảm bảo để trẻ tránh khỏi bệnh viêm màng não mô cầu và viêm màng não mủ do HiB.

Chia sẻ