Một thanh niên suýt mất mạng vì liều ngoáy mũi bằng... đũa

Xuyến Chi,
Chia sẻ

Một chàng trai người Hồ Nam, Trung Quốc đã gặp phải tai nạn hy hữu khi sử dụng đũa để ngoáy mũi.

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết ngoáy mũi là một thói quen "không đẹp mắt". Hơn nữa, càng không nên ngoáy mũi bằng đũa, đặc biệt là khi đang đứng trên mặt đất gồ ghề, dễ ngã.

Vậy mà một anh chàng tại Trường Sa, Hồ Nam (Trung Quốc) đã gặp phải tai nạn hy hữu như vậy. Sau bữa ăn tối, anh cảm thấy mũi của mình bắt đầu khó chịu và đã dùng chiếc đũa để gãi ngứa. Không may thay, thanh niên này bất ngờ mất thăng bằng và ngã sấp về phía trước. Khuôn mặt tiếp đất đã đưa chiếc đũa dài 20cm cắm xuyên qua khoang mũi.

Một thanh niên suýt mất mạng vì liều ngoáy mũi bằng... đũa - Ảnh 1.

Thanh niên nhập viện cấp cứu trong tình trạng đũa cắm sâu vào mũi.

Nạn nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã ra quyết định yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp vì lo lắng tác động đột ngột vào đầu có thể dẫn đến tử vong.

May mắn thay, ca phẫu thuật kết thúc thành công. Chiếc đũa được lấy ra khỏi hộp sọ và bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi.

Một thanh niên suýt mất mạng vì liều ngoáy mũi bằng... đũa - Ảnh 2.

Ảnh chụp chiếc đũa dài 20 cm trong khoang mũi của anh chàng

Trường hợp của chàng thanh niên này chính là bài học đắt giá cho rất nhiều người khi có ý định đưa bất cứ vật lạ gì vào mũi.

Những tác hại không ngờ của thói quen ngoáy mũi

Ngoáy mũi không gây nguy hiểm chết người nhưng rõ ràng đây là thói quen không lành mạnh. Hành động này không những làm bạn mất hình tượng mà còn vô tình mở rộng cánh cửa cho vô vàn vi khuẩn xâm nhập vào mũi, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, nếu liên tục bị tác động, vách ngăn ở mũi có thể bị tổn thương. Vách ngăn mũi là xương và sụn ở mũi chia khoang mũi thành hai lỗ mũi. Vai trò chính của vách ngăn này là đưa không khí chúng ta hít vào qua lỗ mũi theo hướng từ chóp mũi ra phía sau mũi và đến phổi. Chọc ngoáy mũi có thể làm hỏng vách ngăn do cấu tạo của nó khá dễ vỡ.

Không những thế, trong mũi có một lớp lót chứa nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch dày, thành mạch đàn hồi kém. Khi chúng ta ngoáy mũi, mạng lưới mao mạch này dễ bị vỡ, gây ra hiện tượng chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam.

Hậu quả cuối cùng của ngoáy mũi là có thể dẫn đến nổi mụn nhọt bên trong mũi. Da bên trong mũi được bao phủ bởi các lỗ chân lông có nang lông để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi ngoáy mũi tức là chúng ta đang cọ xát và làm tắc nghẽn khối nang lông này, dẫn đến hình thành các nốt sần màu đỏ hoặc màu trắng bên trong mũi hay còn gọi là bệnh viêm nang lông.

Nguồn: shanghai

Chia sẻ