Một số bệnh nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai

Saga,
Chia sẻ

Hiểu về các căn bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ sẽ giúp chị em biết cách bảo vệ sức khỏe của cả mẹ con tốt hơn, tránh việc phải dùng đến các loại thuốc để trị bệnh.

Trong thời gian mang thai, do cơ thể có nhiều thay đổi nên các mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nếu đang mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được lơ là 6 bệnh nguy hiểm sau:

1. Bệnh cúm

Cúm là một bệnh do nhiễm virus gây ra. Người phụ nữ bị nhiễm cúm khi mang thai cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi, ví dụ như sinh sớm, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.

Triệu chứng:

- Sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh.

- Ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Nhức mỏi cơ thể, đau đầu.

- Nôn mửa và tiêu chảy (đôi khi).

Phòng bệnh:

Việc tiêm phòng cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm.

 
2. Bệnh trĩ

Trong thời gian mang thai, tình trạng táo bón, sự phát triển của bào thai chèn ép các tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy cháy khiến cho không ít mẹ bầu bị bệnh trĩ. Mắc bệnh trĩ khi mang thai không những khiến chị em cảm thấy tự ti mà còn gây nhiều đau đớn, bất tiện khi sinh hoạt, ăn uống, tiêu hóa trong suốt thời gian thai kì.

Triệu chứng bệnh:

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng có thể gây các triệu chứng rất khó chịu như đau, rát, ngứa, chảy máu và có thể dẫn đến ung thư. Nhiều người bị bệnh trĩ thường có cảm giác đi đại tiện rồi mà vẫn cảm thấy chưa hết, cảm giác thấy hậu môn như lòi ra, khi vệ sinh thì thấy có máu...

Phòng bệnh:

Để phòng ngừa bệnh trĩ trong thời gian mang thai, chị em nên thực hiện những biện pháp sau:

- Ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, hay chứa chất kích thích

- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, kết hợp với uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả chứa chất xơ...

- Tập các bài tập kegel hàng ngày để giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn.

3. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục

Mẹ bầu khi bị nhiễm khuẩn đường sinh dục không những cảm thấy khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu… Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh này cũng dễ bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở.

Triệu chứng bệnh:

Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua những triệu chứng từng bệnh sau đây:

- Viêm âm đạo do nấm: Dịch âm đạo đặc, dai dính, có thể hơi lỏng, âm hộ và niêm mạc âm đạo đỏ và ngứa

- Viêm âm đạo do loạn khuẩn: Khí hư màu trắng sữa, có mùi hôi…

- Viêm âm đạo do trùng roi: Khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo, âm hộ, tiểu buốt

- Viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn: Đau, ngứa, nóng rát ở "vùng kín"

Cách phòng bệnh:

Nếu thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào, cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, mặc đồ lót bằng cotton, không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh để vệ sinh "vùng kín", vệ sinh đúng quy cách từ trước ra sau khi đi vệ sinh... cũng là cách đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

 
4. Nhiễm trùng Toxoplasmosis

Đây là một bệnh ệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng toxoplasma gây ra. Loại kí sinh trùng này có nhiều trong phân mèo, đất và thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín. Người mẹ bị nhiễm toxoplasma có thể lây sang cho con, gây ra mất thính giác, khiếm thị, hoặc thiểu năng trí tuệ ở thai nhi.

Triệu chứng của bệnh:

Bệnh có thể có các triệu chứng như nhiễm cúm hoặc không có triệu chứng cụ thể nào rõ ràng.

Phòng bệnh:

Mẹ bầu có thể giảm nguy cơ nhiễm toxoplasma bằng cách:

- Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, nhất là sau khi chạm vào đất hoặc tiếp xúc với thịt sống.

- Khi chế biến thực phẩm cần nấu chín thịt hoàn toàn.

- Vệ sinh đồ dùng nấu ăn với nước xà phòng nóng.

- Tránh tiếp xúc với phân mèo, lông mèo...

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Khi mang thai, tử cung chèn ép bàng quang nên mẹ bầu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn do bàng quang không thực hiện tốt việc kiểm soát nước tiểu như trước đây. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ sinh non.

Triệu chứng của bệnh:

- Đi tiểu thường xuyên, có thể kèm theo biểu hiện đau, nóng rát.

- Đau xương chậu, lưng, bụng.

- Run rẩy, ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi...

Phòng bệnh:

Không nên cố nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp và giữ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, uống đủ nước cũng chính là cách để làm loãng dòng nước tiểu, giảm nguy cơ bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

6. Thiếu sắt

Khi mang thai, nhu cầu về lượng sắt của mẹ bầu tăng lên đáng kể do lượng sắt cần để tạo các huyết sắc tố nhiều hơn để giúp nhau thai và em bé phát triển. Thật không may là hầu hết phụ nữ khi mang thai đều không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, gây ra tình trạng thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kì có liên quan đến nguy cơ thai lưu, trẻ sinh non, sinh thiếu cân. Bệnh cũng có thể dẫn đến mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh ở người mẹ.

Triệu chứng khi mẹ bầu thiếu sắt:

Khi tình trạng thiếu máu là nhẹ, mẹ bầu có thể không thấy triệu chứng nào. Trong trường hợp thiếu máu ở mức báo động, mẹ bầu sẽ thấy những triệu chứng như: Mệt mỏi, yếu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, khó chịu và khó tập trung...

Cách phòng bệnh:

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch… sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt. Nếu tình trạng thiếu sắt trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ định bổ sung lượng sắt cần thiết, tránh ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và con.

7. Thiếu Axit Folic

Cũng như vitamin B12, axit folic (hoặc axxit ptroylglutamic), giữ vai trò chủ chốt trong tổng hợp AND và là chất hết sức cần thiết trong khoảng thời gian người phụ nữ mang thai. Axit folic đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tế bào nhau thai, giúp ngăn cản những khuyết tật ống thần kinh (những khuyết tật nghiêm trọng khi sinh về tủy sống, ví dụ như nứt đốt sống) và về não bộ (ví dụ như thiếu não)... ở thai nhi.

Triệu chứng thiếu axit folic khi mang thai:

Khi bị thiếu hụt Axit folic, thai phụ có thể gặp các dấu hiệu như: Tính khí dễ bị kích thích; Mệt mỏi, hay quên; Mỏi nhức cơ bắp; Trầm cảm; Mất ngủ; Viêm lợi; Thiếu máu; Gia tăng bệnh tê nhức chân cẳng…

Cách phòng bệnh:

Phụ nữ chuẩn bị hoặc đang mang thai cần bổ sung những thực phẩm tăng cường dinh dưỡng, khoáng chất để đảm bảo cung cấp đủ lượng axit folic hàng ngày. Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc... Trong trường hợp bổ sung sắt, axit folic từ các thực phẩm không đủ, phụ nữ cần tăng cường bổ sung đường uống từ các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sức khỏe về thể chất và tinh thần của mẹ là sự cân bằng quan trọng cho phát triển thai nhi. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung sắt và axit folic, vitamin B12, vitamin C để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, phòng ngừa dị tật ống thần kinh, thiếu máu và phòng tránh nguy cơ sinh non... Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Iron Melts là một trong những sản phẩm có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ có thể bổ sung thực phẩm bổ dưỡng Iron Melts. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, sự tăng trưởng của bé tập trung vào não bộ nên việc cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng cho thai nhi như axit folic, sắt, vitamin B12 và vitamin C từ Iron Melts sẽ giúp tăng cường gấp thu sắt, phòng tránh dị tật thai nhi, thiếu máu, sinh non...

Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về quá trình mang thai, cách chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thai nhi, phòng tránh các bệnh thường gặp và nguy hiểm trong thời gian mang bầu, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin tại microsite: 12tuandieuki.com

 

Chia sẻ